Brazil tiến gần mục tiêu giảm thiểu phá rừng Amazon
(13:17:31 PM 07/06/2013)(Tin Môi Trường) - Giới chức Brazil ngày 5/6 thông báo diện tích rừng Amazon bị phá ở nước này đã giảm gần 84% trong vòng 8 năm qua. Với thành tích này, Brazil đang tiến gần với mục tiêu quốc tế về giảm thiểu sự tàn phá ở khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh này.
>> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Vì sao chuyển đổi 38ha rừng phòng hộ tự nhiên để sản xuất xi măng? >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bộ trưởng Môi trường Brazil Izabella Teixeira cho biết từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012, khoảng 4.570 km2 rừng Amazon đã bị phá hủy, ít hơn 27% so với cùng kỳ trước đó và là tỉ lệ thấp nhất kể từ khi Brazil bắt đầu tiến hành thống kê.
Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp tỉ lệ này giảm.
Theo Bộ trưởng Teixeira, Brazil đã hoàn thành 76% mục tiêu về giảm phá rừng ở khu vực Amazon mà nước này đề ra và được chấp thuận tại Hội nghị Copenhagen năm 2009, theo đó, vào năm 2020, "mức trần" diện tích rừng Amazon bị tàn phá giảm xuống còn 3.900 km2.
Theo thống kê sơ bộ của giới chức Brazil, hiện diện tích rừng Amazon bị phá hủy trong thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013 là 1.900 km2.
Các nguyên nhân chính dẫn đến việc rừng bị tàn phá bao gồm các đám cháy rừng, khai khẩn đất để trồng trọt và chăn nuôi, vấn nạn buôn lậu gỗ và khoáng sản.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Để bảo vệ “lá phổi hành tinh”, trong những năm qua, chính phủ Brazil đã áp dụng nhiều biện pháp như lập hệ thống theo dõi và cảnh báo phá rừng qua vệ tinh, lập “Vành đai lửa” chống buôn lậu gỗ, tăng mức phạt đối với những người chăn thả gia súc và trồng cây nông nghiệp không đúng quy định, cấp tín dụng ưu đãi và tạo điều kiện chuyển nghề cho những gia đình sống dựa vào việc khai thác gỗ.
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)