Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
(06:54:06 AM 08/06/2023)(Tin Môi Trường) - Báo cáo của Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 5/6 cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển đo được trên đỉnh của một núi lửa tại Hawaii cao hơn 50% so với mức ghi nhận vào đầu thời kỳ công nghiệp. Kết quả này tiếp tục kéo dài chuỗi tăng nồng độ CO2 trong năm 2023.
>> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
Ảnh minh họa: IE
Theo báo cáo do NOAA và Viện Hải dương học Scripps thực hiện, nồng độ CO2 tại trạm quan sát Mauna Loa (Hawaii) vào tháng 5 vừa qua lên tới 424 ppm, tăng 3 ppm so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục tăng lên ngưỡng được ghi nhận trong kỷ nguyên hàng triệu năm trước đây. Việc đo nồng độ khí CO2 trong tháng 5 vì đây là tháng khí CO2 đạt đỉnh tại Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học đã thực hiện đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyền tại Mauna Loa kể từ năm 1958 khi mà chỉ số này chưa vượt ngưỡng 320 ppm, và sau thời gian đó, các kết quả đo được cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển gia tăng đều đặn. Theo nhà khoa học Rick Spinrad tại NOAA, sự gia tăng này là do hoạt động của con người.
Xu hướng nồng độ CO2 trong khí quyển gia tăng được biết đến là Đường cong Keeling. Đường cong Keeling thể hiện trên biểu đồ và được đặt tên theo tên nhà khoa học David Keeling, người đã bắt đầu thực hiện việc đo nồng độ CO2 cho Viện Hải dương học Scripps vào năm 1974. Theo nhà địa hóa học Ralph Keeling, giới khoa học muốn biểu đồ này đi ngang, thậm chí đi xuống, bởi nồng độ CO2 trong khí quyển của Trái Đất ở mức cao 420 ppm hoặc 425 ppm là không tốt. Những con số này cho thấy dù con người nỗ lực giảm thiểu lượng khí phát thải thì vẫn còn chặng đường dài phía trước.
NOAA nêu rõ việc thực hiện đo khí CO2 của năm 2023 được thực hiện tại một địa điểm tạm thời do dung nham núi lửa cản trở đường vào trạm quan sát Mauna Loa từ tháng 11/2022.
Thanh Hương
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
-
Dùng công nghệ gì để bảo vệ môi trường thế giới?
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)