Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
(16:36:43 PM 12/02/2020)(Tin Môi Trường) - Theo Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, tình hình khô hạn trên diện rộng đã đặt hơn 41.000 ha rừng ở Cà Mau trước nguy cơ cháy. Vì vậy, địa phương đang có nhiều giải pháp để bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng trên. Hiện nay, mực nước dưới kênh, mương trong lâm phần rừng tràm đang bốc hơi nhanh, nhiều tuyến kênh đã dần cạn kiệt nguồn nước. Nếu tình trạng khô hạn năm nay kéo dài sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước phục vụ chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021 ở Cà Mau.
>> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
Ảnh: TL
Số liệu thống kê mới nhất của ngành Kiểm lâm, toàn tỉnh hiện có hơn 10.200 ha rừng ở mức báo động cháy cấp trung bình (cấp 2), hơn 15.100 ha rừng ở mức báo động cháy cấp cao (cấp 3), gần 13.200 ha rừng ở mức báo động cháy cấp nguy hiểm (cấp 4) và gần 3.000 ha rừng ở mức báo động cháy cấp cực kỳ nguy hiểm. Diện tích rừng bị khô hạn tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Cụm đảo Hòn Khoai. Trong đó, đơn vị có diện tích rừng bị khô hạn lớn nhất phải kể đến Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ với diện tích gần 19.600 ha, tiếp theo là Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích rừng khô hạn hơn 8.500 ha.
Do vậy, mùa khô năm nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến các chủ rừng, người dân trên lâm phần tích cực bảo vệ rừng. Đơn vị cũng yêu cầu hàng ngàn hộ dân cư ngụ trong và ven rừng ký cam kết giữ rừng, phòng chống cháy rừng mùa khô như: Không đốt đất sản xuất, không tự ý vào rừng chặt cây, lấy mật ong, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Cùng với đó, các đơn vị Hạt Kiểm lâm đã đặt biển cảnh báo cấp độ cháy, gắn biển thông báo cấm lửa, cấm người không có trách nhiệm vào rừng; tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ canh lửa, luồn rừng tuần tra nhằm quản lý chặt chẽ người ra vào rừng, hạn chế nguy cơ cháy rừng.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau yêu cầu, các Hạt Kiểm lâm, Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Trung tâm giống, các xã có rừng gồm Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Hòa (huyện U Minh), Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), một số đơn vị liên quan tập trung triển khai tốt kế hoạch, phương án phòng chống cháy rừng mùa khô theo phương châm 4 tại chỗ gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.
Các địa phương, đơn vị không được chủ quan trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô; đặc biệt coi trọng công tác phòng cháy hơn chữa cháy. Ngoài ra, các đơn vị chủ rừng cũng đã chuẩn bị lực lượng, máy bơm, ống dẫn nước, thiết bị chuyên dụng… sẵn sàng cho công tác phòng chống cháy rừng mùa khô năm nay.
Kim Há
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
-
Cà Mau chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)