Doanh nghiệp
Tân Hiệp Phát: Thành công không theo kịp tai tiếng 
(04:48:35 AM 11/02/2015)
>>Chai nước ngọt có ruồi, không đáng sợ bằng lương tâm… có ruồi
Ông Trần Quí Thanh - Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát (áo đỏ) - Ảnh: nld.vcmedia.vn
Nhiều người tiêu dùng thế hệ 8X vẫn còn ấn tượng với quảng cáo sản phẩm Number One xuất hiện khoảng năm 2001-2002, nhất là câu nói "Number One nay đã có mặt tại Việt Nam", "Number One nay đã có chai"...
Cùng nhiều dòng sản phẩm khác sau đó, cái tên Tân Hiệp Phát trở nên không còn xa lạ với người Việt, thậm chí còn được yêu thích vì sự ủng hộ thương hiệu nội.
Trong kế hoạch kinh doanh, Tân Hiệp Phát hướng đến mục tiêu đạt doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2018, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á ở lĩnh vực nước giải khát, bao bì và thực phẩm ăn liền. Nhưng nay, giấc mộng tỉ đô đó liệu có thành hiện thực sau vụ việc “con ruồi trị giá nửa tỉ đồng” và nhiều vụ lùm xùm trước đó?
Hương liệu thì quá hạn
Cơ quan chức năng kiểm tra lô hàng quá hạn của Tân Hiệp Phát được lưu tại 169 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - (Ảnh: TTO)
Tháng 2.2009, Sở Y tế tỉnh Bình Dương phát hiện 26 tấn hương liệu sử dụng trong kho của công ty Tân Hiệp Phát đã quá hạn. Tiếp đó, ngày 21.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an C15B (TP.HCM) phát hiện tại kho số 169 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh của Tân Hiệp Phát chứa 31 tấn nguyên liệu đã quá hạn trên bao bì gốc và được dán nhãn phụ ghi hạn sử dụng mới tới năm 2009 - 2010.
Cuối tháng 6.2009, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương lại phát hiện 9,9 tấn hương liệu quá hạn đang chờ thanh lý trong một kho hàng khác của Tân Hiệp Phát tại Thuận An. Trong đó có khoảng 60 thùng phuy (loại 200 lít/thùng) hương liệu nước cốt ổi, chanh dây, tắc... có thời hạn sử dụng ngày 3.11.2008. Nhưng trên nhãn gốc của nhà sản xuất được dán tờ giấy ghi thời hạn sử dụng mới là 16.6.2009 và 14.1.2010.
Sự việc này cho đến nay, Tân Hiệp Phát vẫn chưa có một lời giải thích rõ ràng nào về các lô nguyên liệu nói trên, cũng như không có các văn bản liên quan nào của cơ quan chức năng đề cập xử lý vụ việc.
Trà thảo mộc Dr Thanh sủi bọt, có chất lạ
Trà Dr Thanh bị đóng cặn màu trắng đục, xuất hiện nhiều bọt sủi và có dị vật ở trong chai
Ngoài các sự cố liên quan đến việc sử dụng hương liệu đã quá hạn, sản phẩm nước giải khát thương hiệu trà thảo mộc Dr Thanh của đơn vị này cũng thường xuyên bị khách hàng tố vì vi phạm quy định an toàn thực phẩm.
Tháng 8.2011, một khách hàng phát hiện một lô sản phẩm trà Dr.Thanh bị đóng cặn màu trắng đục, xuất hiện nhiều bọt sủi và có dị vật ở trong chai.
Cụ thể, khách hàng tại Đà Nẵng phản ánh khi mua 2 lốc (loại 6 chai/lốc) trà thảo mộc Dr Thanh (loại 350ml) về sử dụng, uống đến chai thứ 10 bất ngờ phát hiện bên trong có đóng váng lợn cợn và nổi bọt trắng đục, mặc dù chưa mở nắp.
Năm 2012, khách hàng Lê Cao Tánh (Lâm Đồng) gửi đơn đến Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh yêu cầu xác minh làm rõ chất lạ có trong 2 chai Dr Thanh 350ml.
Trước đó, anh Tánh mua 10 chai loại nước này có hạn sử dụng đến 22.8.2013 tại một tiệm tạp hóa gần nhà. Sau khi các con anh Tánh uống thì có triệu chứng đau bụng đi ngoài, khi kiểm tra thì phát hiện 2 chai Dr Thanh còn lại chưa khui có chất lạ bên trong màu nâu kết tủa thành cục đặc quánh.
Sau đó không lâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bà Tất Tố Mai - chủ quán cà phê Hàng Hải phản ánh nhiều chai Dr. Thanh được khách hàng cho biết còn chưa mở nắp và hạn sử dụng đến tháng 5-6.2013. Tuy nhiên, nước uống trong chai đều có tình trạng chất nhày kết tủa lợn cợn nổi bồng bềnh phía trên cổ chai…
Sữa đậu nành Number One bón cục
Sữa đậu nành Soya bị bón cục
Tân Hiệp Phát còn bán cả sữa đậu nành Number One dạng chai và dòng sản phẩm này cũng có "vấn đề".
Vào tháng 6.2011, một khách hàng tại Bình Dương phản ánh tình trạng một số chai nước ngọt, sữa đậu nành do Tân Hiệp Phát đề ngày sản xuất trong năm 2011 bị hư hỏng.
Trong 4 chai sữa đậu nành Number 1 Soya bị hỏng cho thấy rõ phần nước uống bị tách ra làm 2 lớp, lớp trên có chất lỏng màu trắng đục, lớp dưới đóng cặn, nổi cục, trông nhờn nhợt. Riêng 2 chai Number One thì có những chất lạ lợn cợn bên trong.
Sản phẩm này cũng từng bị khách hàng ở Bà Rịa - Vũng Tàu gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng Khiếu nại của người tiêu dùng phía Nam, về việc sữa còn hạn sử dụng nhưng bên trong chai nổi lên cục màu trắng.
Đẩy khách hàng vào vòng lao lý
Trước những sự cố trên, Tân Hiệp Phát luôn có mọi cách bào chữa. Trong một số trường hợp, Tân Hiệp Phát chỉ thừa nhận là hàng của công ty và giải thích do sơ suất lỗi kỹ thuật nên xảy ra hiện tượng trên. Điều đáng nói là những khách hàng giải quyết bằng việc đòi bồi thường đều bị cơ quan chức năng xử lý.
Năm 2012, anh Trần Quốc Tuấn (27 tuổi, làm nghề thợ bạc, ngụ tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM) sau khi phát hiện thấy một con gián trong chai trà xanh đã yêu cầu Tân Hiệp Phát phải đưa 50 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng, nếu không Tuấn sẽ thông báo vụ việc cho báo chí.
Phía công ty đồng ý đưa tiền, song mặt khác trình báo công an việc bị Tuấn tống tiền. Ngày 5.6.2012, lúc hai bên đang trao đổi thì Tuấn bị công an bắt vì tội tống tiền.
Hay như tại Đồng Nai, một khách hàng yêu cầu bồi thường 49 triệu đồng cho 5 chai nước ngọt của công ty do khách cho rằng sản phẩm không đảm bảo chất lượng và làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng. Tuy nhiên, khi đang nhận tiền của Tân Hiệp Phát thì công an tỉnh ập vào bắt giữ.
Mới đây nhất là việc anh Võ Văn Minh (Tiền Giang) phát hiện trong chai nước ngọt Number One có ruồi đã gọi điện cho Công ty Tân Hiệp Phát thông báo và đề nghị đưa anh 1 tỉ đồng, sau đó số tiền được rút xuống 500 triệu đồng và doanh nghiệp này đã đồng ý.
"Chiêu" cũ lại được tin dùng, khi anh Minh đến quán cà phê theo lời hẹn của người đại diện công ty để nhận tiền thì bị công an bắt giữ và đã bị khởi tố.
Đối với nhiều doanh nghiệp thì khách hàng là thượng đế, nhưng dường như thượng đế của Tân Hiệp Phát không phải là khách hàng!
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)