Chủ nhật, 30/03/2025, 12:07:00 PM (GMT+7)

Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn

(14:55:36 PM 21/03/2025)
(Tin Môi Trường) - Theo Tập đoàn Vingroup, tuyến đường sắt tốc độ cao dài khoảng 48km đi Cần Giờ sẽ được đầu tư và hoàn thành trong 3 năm.

 

Vingroup[-]đề[-]xuất[-]làm[-]đường[-]sắt[-]đi[-]Cần[-]Giờ[-]4[-]tỉ[-]USD:[-]TP.HCM[-]rà[-]soát[-]quy[-]hoạch[-]để[-]làm[-]dự[-]án[-]sớm[-]hơn

Đường Rừng Sác - tuyến đường độc đạo chạy dọc huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
 
Ngày 21-3, Sở Giao thông công chánh TP.HCM đã có công văn khẩn gửi Sở Xây dựng TP.HCM về rà soát, nghiên cứu cập nhật, bổ sung tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP đến huyện Cần Giờ vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060.
 
Theo thông báo kết luận ngày 19-3 của Văn phòng Chính phủ tại phiên họp lần thứ 16 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM khẩn trương tổ chức nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị (tàu điện ngầm) đi Cần Giờ và TP.HCM đi sân bay quốc tế Long Thành. 
 
Đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia đầu tư, báo cáo Thủ tướng trong tháng 4-2025.
 
Còn tại quyết định của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có xác lập quy hoạch tiềm năng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP đi huyện Cần Giờ (tuyến số 12). 
 
Tuyến có chiều dài khoảng 48,7km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man, quận 7) - Nguyễn Lương Bằng - Rừng Sác và điểm cuối nằm tại khu đất 39ha tiếp giáp dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
 
Vào ngày 17-3, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi UBND TP.HCM và Sở Giao thông công chánh TP.HCM về đề xuất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối trung tâm với Cần Giờ. Phương án hướng tuyến theo đề xuất đã được xác lập trong quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Theo đề xuất của Tập đoàn Vingroup, dự án có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm/đường, đi trên cao, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục. 
 
Hai depot dự kiến được bố trí ở quận 7 tại khu đất 20ha và khu đất 39ha, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
 
Về năng lực chuyên chở hành khách, tàu có thể chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ. Giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án từ năm 2025 đến 2028.
 
Do đó, Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề nghị Sở Xây dựng TP chủ trì, phối hợp liên danh tư vấn và các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu cập nhật, bổ sung tuyến đường sắt này vào quy hoạch chung TP; báo cáo UBND TP xem xét, gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định.
 
Đồng thời, bổ sung dự án xây dựng tuyến đường sắt kết nối trung tâm đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án đầu tư giai đoạn trước năm 2030 trong quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
 
"Việc này để có đủ cơ sở pháp lý tổ chức nghiên cứu dự án đường sắt đô thị từ trung tâm kết nối đến khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng", công văn của Sở Giao thông công chánh TP.HCM nêu.
 
Đưa Cần Giờ trở thành khu đô thị tầm cỡ khu vực và thế giới
 
Theo thông báo kết luận sau chuyến đi khảo sát, kiểm tra, làm việc tại Cần Giờ vào tháng 8-2023, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch huyện Cần Giờ phù hợp quy hoạch chung của thành phố với tư duy mới, cách tiếp cận mới để phát triển trở thành khu đô thị thông minh, văn minh, sinh thái và hiện đại, có tầm khu vực và thế giới...
 
Nghiên cứu sử dụng không gian ngầm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ngầm, phát triển tàu điện ngầm kết nối với trung tâm.
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI