Chính sách - Dự án
Công trình thủy điện - Ảnh hưởng nguồn lợi hạ dòng Mekong
(08:12:32 AM 11/11/2011)
Theo ông Phan Anh Sơn, Trưởng ban Hợp tác quốc tế của Vusta, hiện nay các nhóm công tác của Vusta đang tiến hành tập hợp ý kiến của các nhà khoa học đánh giá tác động của các công trình thủy điện dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mekong.
Theo kế hoạch, ngày 23-11 tới, tại TPHCM, Vusta sẽ tổ chức hội thảo khoa học về nội dung trên. Tiếp đó, Vusta sẽ có cuộc hội thảo trực tiếp với lãnh đạo và các nhà khoa học ở 13 tỉnh ĐBSCL, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp do việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong.
Sau 2 hội thảo này, Vusta sẽ phối hợp với các nhà khoa học Lào hoặc Campuchia tổ chức hội thảo khoa học quốc tế ở 1 trong 2 quốc gia nói trên cũng về chủ đề này. Tất cả những hoạt động này nhằm đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học về tác động của những đập thủy điện dự kiến được xây dựng trên dòng chính sông Mekong; kể cả về kinh tế, xã hội, lẫn văn hóa và tài nguyên, môi trường của các quốc gia liên quan.
Đặc biệt, 12 đập thủy điện làm hơn 50% chiều dài sông Mekong vùng hạ lưu thành các vùng hồ nước, dòng chảy chậm, lượng phù sa lớn sẽ lắng đọng các vùng hồ, việc giảm phù sa hạ lưu sẽ gây nên hàng loạt tác động đến châu thổ Mekong ở Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam. Lượng phù sa hàng năm Mekong tải về hạ lưu là 160 – 165 triệu tấn. Con số này sẽ giảm còn 1/4, tương đương 42 triệu tấn khi 12 đập này được xây dựng.
Những vấn đề đó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng cho cá nội địa và đặc biệt nguồn dinh dưỡng cho các vùng biển cửa sông. Sản lượng nông nghiệp, trực tiếp là cây lúa cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi nguồn phù sa và lượng nước tưới tiêu bị giảm hoặc bị phụ thuộc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển đê đập trên thượng lưu sẽ gây sự chìm xuống các châu thổ vùng hạ lưu sông Mekong và hàng loạt tác động chưa lường trước được. Chính vì thế, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên WWF và Tổ chức Mạng lưới sông ngòi thế giới (IRN) cho rằng: các nước nên hoãn phê duyệt xây dựng đập trên dòng chảy chính của sông Mekong trong vòng 10 năm cho đến khi những tác động của việc xây dựng và vận hành chúng được nghiên cứu thấu đáo. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
-
Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
-
Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
-
Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
-
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
-
Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
-
Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
-
Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
-
Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)