Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Thứ bảy, 29/03/2025, 09:20:49 AM (GMT+7)
Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
(10:25:02 AM 19/05/2024)(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.
>> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 04/2024 quy định việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước (có hiệu lực từ ngày 1/7).
Thông tư quy định hình thức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Trong đó, kiểm tra theo kế hoạch bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của UBND cấp tỉnh.
Hoạt động khai thác cát trên sông Hồng (đoạn giáp ranh TP Việt Trì, Phú Thọ và huyện Ba Vì, Hà Nội) diễn ra rầm rộ cả ngày lẫn đêm, máy móc ầm ì vang vọng cả một khu vực rộng lớn (Ảnh: Hữu Nghị).
Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau: Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân; khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Kiểm tra đột xuất cũng được tiến hành khi có phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng kế hoạch kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước, tổng hợp vào kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Cục Quản lý tài nguyên nước xem xét, quyết định việc thành lập đoàn kiểm tra đột xuất và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tùy thuộc vào mức độ của dấu hiệu vi phạm để đảm bảo ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu tác hại, hậu quả, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có đối tượng cần kiểm tra đột xuất), tổ chức thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Cục.
Hàng năm, khi tiến hành hoạt động kiểm tra theo quy định, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, các cơ quan được giao kiểm tra phối hợp để xử lý theo quy định.
Thông tư 04/2024 nhấn mạnh, việc xử lý chồng chéo này bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm tra.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, các hoạt động sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04/2014:
- Hoạt động kiểm tra phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của lực lượng Công an nhân dân.
- Thẩm định, phê duyệt đề cương dự án, thẩm định, nghiệm thu hạng mục công việc trong quá trình thực hiện dự án; thẩm định, phê duyệt quyết toán dự án; kiểm định xây dựng, máy móc, thiết bị đo đạc, quan trắc về tài nguyên nước.
DTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
-
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
-
Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
-
Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
-
Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
-
Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
-
Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
-
Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
-
Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)