Chính sách - Dự án
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
(10:22:14 AM 01/11/2014)Ảnh: minh họa
Các tiểu khu giao khoán gồm: 1757, 1767, 1803, 1807, 1811, 1814, 1781, 1793, 1794, 1805, 1795, 1787, 1772, 1806, 1809, 1810 và 1813. Rừng giao khoán chủ yếu từ rừng IIA đến IIIA3, rừng lồ ô, lá kim và rừng hỗn giao lá rộng; trong đó, diện tích rừng giao khoán thuộc lưu vực sông Đồng Nai là 4.739 ha, lưu vực sông Sêrêpốk hơn 3.222 ha.
Rừng giao khoán được chia thành 17 tổ, trong đó, xã Đắk Som, huyện Đắk G’long có 121 hộ chia thành 12 tổ; xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) 22 hộ chia thành 2 tổ; xã Phi Liêng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) 34 hộ chia thành 3 tổ. Dự kiến trong năm 2014, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng sẽ chi trả cho các hộ dân quản lý, bảo vệ rừng khoảng 1,6 tỷ đồng.
Việc giao khoán rừng nhằm góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy gỗ, săn bắn thú rừng trái phép; đồng thời, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu vùng sâu, vùng xa.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Đắk Nông, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã làm ăn sinh sống gần khu vực rừng đặc dụng từ rất lâu nên am hiểu địa hình khu vực rừng núi, khi được giao khoán sẽ quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng giao khoán gần 8 nghìn ha rừng đặc dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thừa Thiên - Huế thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020
-
Quảng Ninh thực hiện thí điểm dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long – Cát Bà”
-
Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
-
Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
-
Cà Mau phấn đấu đến năm 2020, trồng hơn 16.650 ha rừng tập trung
-
Nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân
-
Hiệu quả từ dự án "Nhà chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu"
-
Quản lý tốt tài nguyên, tiền đề cho kiết thiết đô thị Hà Nội văn minh, giàu đẹp
-
Hoàn thiện cơ bản việc đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)