Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ sáu, 18/04/2025, 22:31:29 PM (GMT+7)
Rút ruột tài nguyên
(07:24:46 AM 18/03/2017)(Tin Môi Trường) - Hầu như chưa bao giờ thông tin về tình trạng khai thác cát nguội đi trên các phương tiện truyền thông. Khắp cả nước, hình ảnh những xóm làng bị che khuất bởi các con tàu án ngữ hút cát suốt ngày đêm đã trở nên phổ biến.
>> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Giải cứu cây xanh >> "Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m >> Cánh đồng lúa giữa rừng nguyên sinh Cát Tiên >> Hà Nội: Rà soát ngay toàn bộ quá trình tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát
Với hệ thống sông ngòi phong phú nên nước ta có nguồn tài nguyên cát dồi dào. Đó cũng là nguồn cơn của tình trạng khai thác cát quá mức, gây ra nhiều hệ lụy. Mới đây là chuyện nhiều quan chức của tỉnh Bắc Ninh, trong đó có cả chủ tịch UBND tỉnh này, bị nhắn tin đe dọa khi đề nghị dừng dự án nạo vét, tận thu cát trên sông Cầu, phải làm văn bản “cầu cứu” lên Thủ tướng. Một lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) nói có một điểm “vênh” giữa Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bắc Ninh là Cục Đường thủy nội địa khảo sát trên sông Cầu có 11 điểm cạn nhưng Bắc Ninh khẳng định không có điểm cạn nào. Bắc Ninh lại cho rằng việc nạo vét, thông luồng đường thủy nội địa trên sông là không cần thiết vì khảo sát của các ban, ngành và tỉnh cho thấy đã đáp ứng điều kiện. Theo tỉnh Bắc Ninh, Cục Đường thủy nội địa vẫn cố tình chấp thuận dự án để nạo vét là rất vô lý.
Ở xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, ngày 9-3, xảy ra sự cố vỡ hồ chứa bùn thải quặng thiếc của Xí nghiệp Thiếc Suối Bắc (Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh), bùn thải chảy vào ao hồ khiến cá chết hàng loạt, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp. Theo Cục Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, công ty xây hồ chứa bùn thải không đúng thiết kế mà chỉ đắp bằng đất, không gia cố. Trước đó đã từng xảy ra nhiều sự cố vỡ, tràn hồ ở nhiều địa phương do đơn vị khai thác khoáng sản thiếu biện pháp an toàn. Không chỉ gây thiệt hại dân sinh mà các hóa chất còn thẩm thấu, hòa trong nguồn nước, ảnh hưởng môi trường…
Bị “cát tặc” ngang nhiên khai thác kiểu tận thu, nhiều chân đê hư hỏng, bờ sông sạt lở nhưng khắc phục lại cực kỳ tốn kém. Để dẹp bỏ nạn này, phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật, làm rõ địa chỉ trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Về chuyện đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo phải đưa thành vấn đề trong hội nghị Chính phủ. Thủ tướng nhấn mạnh cả hệ thống chính trị, cả bộ máy không lẽ nào chịu thua “cát tặc”. Còn với nguồn tài nguyên rừng, theo ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, nay hầu như không còn nữa. “Nói rừng vàng nhưng người dân ở đó nghèo, rất bất công. Giờ thì rừng làm giàu cho lâm tặc. Tôi đi khắp cả nước và thấy rằng về cơ bản, rừng đã bị phá hết rồi”.
Cứ như thế, những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước bị tận thu, tàn phá, chảy vào túi những kẻ đã giàu nay lại thêm giàu. Còn hậu quả trước mắt và lâu dài thì “sống chết mặc bây”. Những con đê vỡ, những trận lũ quét, đợt lụt kéo dài hàng tuần hàng tháng, để lại hậu quả nặng nề, bệnh tật và đời sống khốn khó bủa vây người dân. Khi “cát tặc” và “lâm tặc”, “khoáng tặc” giàu lên nhanh chóng thì dân nơi đó thêm nghèo, tài nguyên đất nước thêm cạn kiệt. Còn gì cho con cháu mai sau là câu hỏi nhức nhối cần được trả lời bằng hành động khẩn cấp và đầy trách nhiệm. Dù muộn, vẫn còn hơn không...
Theo LONG VŨ/NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)