Di sản xanh » Văn hóa
Thứ năm, 03/04/2025, 22:45:17 PM (GMT+7)
Cánh đồng lúa giữa rừng nguyên sinh Cát Tiên 
(07:08:41 AM 25/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Khung cảnh được mệnh danh "cánh đồng châu Âu" ở Đồng Nai là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm rừng Cát Tiên.
Cánh đồng Tà Lài rộng hàng trăm ha nằm ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú bên cạnh Vườn quốc gia Cát Tiên lâu nay được du khách đặt cho tên gọi "cánh đồng châu Âu" ở Đồng Nai.
Không chỉ là cánh đồng, khu vực còn có hàng trăm cây dầu thẳng tắp giữa ruộng lúa mênh mông tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Để vào cánh đồng, du khách đi từ Quốc lộ 20 qua sông Đồng Nai vào trung tâm xã Tà Lài khoảng 20 km.
Mùa lúa chín ở cánh đồng Tà Lài thường vào cuối năm, nhiều người dân địa phương dựng chòi để canh chuột và đàn voi ra phá lúa. "Tham quan cánh đồng, du khách có thể bắt gặp đàn voi từ rừng già ra hoặc một số thú rừng", một người dân cho biết.
Khói lam chiều ở cuối cánh đồng Tà Lài. Sau khi gặt xong, người dân vẫn giữ thói quen đốt gốc rạ để chuẩn bị mùa vụ mới.
Nhiều du khách tìm đến check in. Anh Lâm, từ TP Biên Hòa, nhận xét ngoài rừng nguyên sinh bạt ngàn, cánh đồng lúa rừng Cát Tiên "hiếm có".
Sau khi lúa được gặt xong, cánh đồng khô khốc tạo ra những ô vuông của các thửa ruộng.
Nắng chiếu thắng những gốc cây dầu xuống cánh đồng mùa khô.
Khi đất trời vào xuân, người dân Châu Mạ tiếp tục xuống giống cho mùa vụ mới. Trong ảnh là hai cô gái đi rừng về qua cánh đồng, bên cạnh đàn cò trắng lượn quanh kiếm mồi tạo ra khung cảnh yên bình.
Một gốc dầu cổ thụ giữa cánh đồng lúa xanh rì.
Để thuận tiện cho việc thu hoạch và đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã bê tông hóa tuyến đường từ trung tâm xã vào cánh đồng sát bìa rừng.
Ngoài tham quan "cánh đồng như châu Âu", du khách còn có thể thưởng thức ẩm thực đặc sản với cơm lam, gà nướng của người dân tộc Châu Mạ ở làng Tà Lài.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Châu Mạ ở làng Tà Lài. Nhiều năm nay, người dân khu vực này phát triển mạnh hình thức du lịch cộng đồng. Ngoài thăm quan rừng Cát Tiên, du khách có thể tìm hiểu văn hóa người dân bản địa.
Người dân Châu Mạ đánh cồng chiêng chào mừng đoàn du khách khi đến tham quan Nhà dài của mình ở làng Tà Lài.
Phước Tuấn
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
-
Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
-
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
-
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
-
Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
-
Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
-
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)