Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ sáu, 18/04/2025, 23:32:52 PM (GMT+7)
Ngũ cốc - Ăn đúng mới khỏe !
(18:21:07 PM 03/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Nghiên cứu đã chứng minh, ngũ cốc thô (gạo, kê, lúa mỳ, đậu, cao lương) không những có thể làm cho chúng ta no bụng mà còn là thực phẩm dưỡng sinh cho ngũ tạng nếu ăn đúng cách.

Đậu - Dưỡng thận
Đậu đen trong nhóm đậu đỗ xứng danh là “ngũ cốc của thận”. Đông y cho rằng, đậu đen có tác dụng bổ thận, mạnh khỏe, giải độc, trơn da, có công hiệu thực liệu rất tốt đối với bệnh thận hư, phù thũng vv.
Cách làm: Đậu đen sau khi ngâm rửa sạch, xay thành nước tương đậu hoặc nấu thành cháo, mỗi ngày ăn/uống 2 lần vào sáng và tối.
Gạo - Nhuận phổi
Gạo bao gồm cả gạo trắng, gạo lức,… Khi xuất hiện triệu chứng nóng phổi, gạo có tác dụng ích âm nhuận phổi rất tốt.
Cách làm: Lấy gạo nấu cháo hoặc nấu thành canh gạo loãng, chỉ uống nước gạo không ăn cơm, uống thay nước.
Kê - Dưỡng tỳ
Kê đứng đầu trong 5 loại ngũ cốc, thường xuyên ăn có thể bồ tỳ, ích dạ dày. Đối với người có thể chất yếu, tỳ hư, kê chính là thượng phẩm dùng để bồi bổ, có thể bổ trung ích khí, kéo dài tuổi thọ.
Cách làm: Hầm một nồi cháo kê, lấy thìa vớt lớp trên cùng của nồi cháo - đó chính là dầu kê, ăn khi bụng đang đói, có công dụng dưỡng tỳ, dưỡng dạ dày rất tốt, ăn vào mỗi sáng và tối.
Lúa mỳ - Dưỡng tim
Lúa mỳ được mệnh danh là “quý giá nhất của ngũ cốc”. Đông y cho rằng lúa mỳ có thể dưỡng tim, an thần, đánh đuổi buồn bực, trừ khô, có tác dụng thực liệu rất tốt cho những phụ nữ muốn thanh trừ các triệu chứng tổng hợp của thời kỳ tiền mãn kinh, chứng ra mồ hôi trộm và cả tâm trạng buồn bực, chán nản.
Cách làm: Lấy hạt lúa mỳ bỏ vỏ ngoài và hầm lên thành cháo hoặc đến hiệu thuốc đông y mua lúa mỳ ngâm, sau đó nấu lên lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối.
Cao lương - Dưỡng gan
Cao lương và đậu tương đều thuộc lương thực thô nhưng lại là những thành phần không thể thiếu trong ngũ cốc. Cao lương có tác dụng dưỡng gan, ích dạ dày, ngăn chặn đau bụng đi ngoài, đặc biệt là người mắc bệnh đau bụng đi ngoài mãn tính, kiên trì và ăn liên tục trong một thời gian sẽ có công hiệu rất tốt.
Cách làm: Lấy cao lương gia công thành bột mỳ sau đó đảo nóng lên, mỗi sáng và tối trước khi ăn cơm lấy nước nóng pha một cốc để uống.
Dương Hằng (Theo sohu)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)