Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Giáp Tết, thời cơ của... thịt thối
(21:30:39 PM 05/01/2012)Những ngày gần Tết, nhu cầu về mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tăng đột biến. Lợi dụng tình hình này, không ít người đã buôn bán, nhập lậu, vận chuyển những lô hàng thịt "bẩn", không rõ nguồn gốc mà không quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Mới đây nhất, ngày 4/1, lực lượng chức năng phát hiện tại nhà Nguyễn Duy Tâm (SN 1974, ở phố Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) khoảng 30 tấn xương, đuôi và sách bò. Số thực phẩm này đã bốc mùi hôi thối nồng nặc và đang được chất kín trong các hầm lạnh để vận chuyển vào phía Nam tiêu thụ.
Chủ nhà cũng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giấy kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của lô hàng trên.
Trước đó, tối 28/12/2011, nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ trên 23 tấn chân bò thối tại số nhà 28, tổ 15, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Toàn bộ số hàng trên cũng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 19/12, tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến nội tạng bò tại khu phố 9, phường Tân Phong, TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), lực lựng chức năng đã phát hiện hàng trăm kilôgam nội tạng, thịt, xương bò được lưu giữ không đảm bảo vệ sinh. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản cam kết và đề án bảo vệ môi trường theo quy định.
Chỉ trong vòng hơn nửa tháng, cơ quan chức năng đã phát hiện ít nhất 4 vụ vận chuyển thịt bẩn. Ngày 21/12/2011, Công an TP.Đà Nẵng phát hiện xe khách mang biển số 74K - 8965 vận chuyển 3 tạ chân, móng trâu thối, không qua kiểm dịch. Tối 20/12/2011, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng phát hiện xe khách mang biển số 76M - 1899 chở 200kg gan và bì lợn đã bốc mùi hôi thối.
Cũng trong ngày 20/12/2011, Công an TP. HCM đã bắt giữ chiếc xe khách BKS 16N - 5372 chở gần 2 tấn thịt heo thối ngay tại cửa ngõ vào thành phố. Trước đó, ngày 7/12, Công an huyện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) đã phát hiện xe khách mang BKS 74K - 2016 đang vận chuyển gần 1 tấn chân và đuôi trâu thối.
Khó kiểm soát
Theo Chi cục Thú y Hà Nội, chỉ tính riêng trong 3 tháng cuối năm 2011, lực lượng liên ngành đã phát hiện và bắt giữ 10 vụ vận chuyển, tiêu thụ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. Số hàng này hầu hết là đang trong kỳ phân hủy, bốc mùi hôi thối; chưa qua kiểm dịch, không có hóa đơn chứng từ xác định nguồn gốc. Đa phần nguồn hàng này đều được đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu thụ.
Còn tại TP.HCM, chỉ trong tháng 11 năm 2011, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã phát hiện 25 vụ vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép, không có giấy kiểm dịch. Những lô hàng này thường được ướp đá sơ sài trong những thùng xốp dán kín bằng băng keo, hoặc được đóng trong những bịch nilon lớn và giấu trong những cốp xe khách. Khi vận chuyển trong điều kiện nắng nóng khiến hầu hết các thùng hàng đều chuyển màu, bốc mùi khó chịu.
Theo cơ quan chức năng, so với thực tế thì số vụ nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm "bẩn" bị phát hiện vẫn rất nhỏ. Mặc dù nhà chức trách đã có nhiều hành động quyết liệt song tình hình vẫn rất khó kiểm soát. Việc ngăn chặn và kiểm soát thực phẩm "bẩn" nhập lậu qua biên giới rất khó giải quyết. Hơn nữa, mức xử phạt với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn còn thấp, không đủ sức răn đe.
Điều đáng nói, thực phẩm "bẩn" vẫn được cấp giấy kiểm dịch. Và hầu như địa phương nào cũng có chốt, trạm kiểm soát động vật nhưng số động thực vật không nguồn gốc, không kiểm dịch... vẫn được vận chuyển qua các trạm một cách dễ dàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)