Chính sách - Dự án » Tư liệu
Nam giới sử dụng mật gấu cao hơn nữ giới hai lần
(22:17:33 PM 10/05/2012)

ENV đã thực hiện khảo sát đối với 1.400 người dân tại các vùng nông thôn, chủ yếu thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những người tham gia chương trình khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên và được phỏng vấn qua điện thoại về thái độ của họ đối với việc sử dụng mật gấu.
Kết quả cho thấy: Mật gấu thường được sử dụng để chữa các vết bầm tím, bong gân và đau nhức (81%).Tỷ lệ nam giới sử dụng mật gấu cao hơn nữ giới gấp hai lần. Gần 40% số nam giới được hỏi nói rằng đã sử dụng mật gấu, trong khi đó, con số ở nữ giới chỉ chiếm 24%. Lứa tuổi cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc sử dụng mật gấu. Những người từ 40 trở lên có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn.
Bà Vũ Thị Quyên, tác giả báo cáo cho rằng “Việc khai thác mật gấu để phục vụ nhu cầu của con người đã tạo nên một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với các quần thể gấu của Việt Nam mà cả trong khu vực.”
Theo ghi nhận của ENV, hầu hết trong tổng số 3.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại các trang trại có nguồn gốc tự nhiên, không chỉ từ Việt Nam mà còn có thể từ Lào, Campuchia, Miến Điện và các nước khác trong khu vực. Bà Quyên khẳng định “Giảm thiểu nhu cầu sử dụng mật gấu tại Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, việc này cần được gắn liền với việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và sự cam kết của các ban ngành liên quan đối với việc xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam”.
Nghiên cứu về thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu tại Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược của ENV nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng và tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam trong sáu năm qua. Những nỗ lực của ENV nhằm chấm dứt hoạt động nuôi nhốt và buôn bán gấu có sự hợp tác và hỗ trợ từ Hiệp hội bảo vệ Động vật thế giới (WSPA) cũng như sự chung tay ngày một mạnh mẽ và tích cực từ phía các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, giới truyền thông và đông đảo công chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
-
Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
-
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
-
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
-
Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
-
Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
-
Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
-
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
-
Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
.jpg)