Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Cà chua đen đắt gấp 10 lần cà chua đỏ khi bán ở Sài Gòn 
(16:31:10 PM 21/08/2015)
Giống cà chua này khi chín có lớp vỏ đen, bên trong màu tím đỏ. Ảnh: Zen Nguyễn
Tại TP HCM, cà chua đen được bán với giá 140.000-200.000 đồng/kg. Khách muốn mua phải đặt trước với đại lý trái cây, chờ 3-7 ngày mới có hàng.
Một cửa hàng trái cây ở quận Bình Thạnh, cho biết nguồn cung loại cà chua đen chủ yếu ở Lâm Đồng. Hiện nay, nhiều hộ trồng nhưng chỉ có vài điểm bắt đầu thu hoạch nên hàng còn khan hiếm. Các cửa hàng, đại lý trái cây tranh nhau thu mua nên nhiều khách phải chờ cả tháng mới có hàng.
Một trong những nông dân tiên phong trồng loạt cà chua này ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng là chị Phạm Thị Thanh Thủy. Sau một năm đưa giống cà chua đen về Việt Nam thuần hóa, đến nay, chị Thủy đã phát triển được 3 nhà lồng, hàng tháng cho thu nhập ổn định. Cà chua đen tại vườn có giá 60.000 đồng/kg, đắt gấp 10 lần loại thường, nhưng vẫn không đủ bán.
Lý giải về mức giá cao, chị Thủy cho biết, chi phí đầu tư để trồng giống cà chua này gấp nhiều lần so với giống truyền thống, chưa kể tiền nhập giống từ nước ngoài. Để trồng cà chua đen, nông dân phải đầu từ nhà kính chi phí từ 150 đến 200 triệu đồng/1.000 m2, riêng hệ thống tưới nước nhỏ giọt là 40 triệu đồng. Kèm theo đó, kỹ thuật cấy ghép, chăm sóc khi cây bị bệnh khá phức tạp.
Theo chị Thủy, giống cà chua này có nguồn gốc từ Mỹ. Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, khi cây con ươm được 1 tháng tuổi, người trồng phải ghép với cây cà chua đỏ truyền thống, thêm 3 tháng để cây cho quả. Loại cà chua này có thể cho thu hoạch liên tiếp từ 3 đến 4 tháng sau. Mỗi cây cho 5-7 kg quả.
Chị Thủy cho biết thêm: “Nhiều khách hàng cứ nghĩ đây là cà chua đột biến gen, nhưng thực tế là loại quả lai tạo bằng phấn từ cà tím và cà đỏ. Vườn nhà tôi có hơn 3.000 cây, đều sắp cho ra quả".
Dự kiến, chị sẽ cung cấp khoảng 18 tấn cà chua đen phục vụ thị trường. Chi phí đến tay khách hàng cao, theo chị Thủy, là do qua tay nhiều đại lý, và cước phí vận chuyển cao, 1 kg cà chua ra đến Hà Nội phải chịu 15.000 đồng phí vận chuyển.
Bà Lê Thị Thanh Nga - Trưởng phòng phân tích chất lượng sản phẩm nông nghiệp thuộc Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, cà chua đen có nhiều sắc tố anthocyanin chống oxy hóa rất tốt. Loại quả này hỗ trợ phòng một số bệnh ở người như béo phì, tiểu đường, và có lợi cho hồng cầu…
Người tiêu dùng chuộng cà chua đen như bài thuốc phòng bệnh nhiều hơn là dùng làm thức ăn hằng ngày.
Chị Hiền (quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết: “Hàng tháng, tôi vẫn mua 1-2 kg, để gia đình ăn sống, xem như bài thuốc phòng bệnh. Giá cà chua đen đắt gấp 10 lần loại đỏ, lại khó mua nên chưa sử dụng làm thức ăn hàng ngày được“.
Trong lúc cà chua thường đang mất giá, sức tiêu thụ chậm, nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng, Đơn Dương đã bắt đầu xây dựng nhà kính để chuyển sang trồng cà chua đen. Hầu hết đều lấy giống từ vườn chị Thủy với mức giá 15.000 đồng một cây con. Trên mạng Internet, nhiều cửa hàng, công ty cũng rao bán hạt giống cà chua đen giá 50.000 đồng/10 hạt hoặc 49.000 đồng một cây con sau khi ghép.
Một cửa hàng bán hạt, giống cây trồng ở quận 7, TP HCM, cho biết khách nên chọn mua cây giống sau khi ghép sẽ an toàn hơn. Vì hạt nhập từ nước ngoài có tỷ lệ nảy mầm thấp, nếu người trồng không biết chăm sóc trong điều kiện phù hợp, cây sẽ chết.
Chị Phạm Thị Thanh Thủy, một trong những nhà nông tiên phong đưa giống cà chua đen về Việt Nam thuần chủng bằng cách ghép với gốc cà chua đỏ truyền thống. Ảnh: Zen Nguyễn
Một vườn cà chua đen trồng trong nhà kính sắp cho thu hoạch ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Ảnh: Zen Nguyễn
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)