Phú Yên:Khô hạn kéo dài, hơn 10.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt
(13:34:22 PM 19/08/2019)(Tin Môi Trường) - Nắng hạn gay gắt kéo dài, mực nước các sông suối, hồ đập, giếng đào trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị cạn kiệt khiến hơn 10.000 hộ dân các huyện miền núi và ven biển như Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, thị xã Sông Cầu thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
>> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
Ảnh: IE
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đến ngày 18/8, có 10.204 hộ dân trên địa bàn tỉnh thiếu nước sinh hoạt tập trung tại các huyện Tuy An 4.040 hộ, Đồng Xuân 1.855 hộ, Tây Hòa 1.416 hộ, Sơn Hòa 850 hộ, thị xã Sông Cầu 847 hộ… Trong đó, có 5.423 hộ/23.530 người sống tại các khu vực không còn nguồn nước để sinh hoạt tại các huyện Sông Hinh, Tuy An và Thị xã Sông Cầu cần được hỗ trợ cấp nước sinh hoạt.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, nguyên nhân gây thiếu nước sinh hoạt tại Phú Yên là do thời tiết nắng nóng kéo dài, tổng lượng mưa tại tỉnh từ tháng 1 đến 31/7/2019 phổ biến chỉ từ 180,0 mm đến 392,8 mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 7,7 mm đến 122,1 mm; hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã hạ thấp hơn mực nước thiết kế (có hồ chỉ còn 20-30% dung tích thiết kế), nhiều hồ đập nhỏ, suối, giếng đào của người dân đã khô cạn.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng nhất tại huyện Tuy An với 4.040 hộ, 12/16 xã, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt. Nhiều hộ dân ở các xã miền núi như An Xuân, An Lĩnh, An Thọ phải đi lấy nước cách xa nhà từ 3-7 km, hoặc phải mua nước với giá cao từ 50.000 đến 70.000 đồng/m3. Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An Phạm Ngọc Thanh cho biết, trước mắt huyện đã trích kinh phí từ nguồn dự phòng thuê phương tiện mỗi ngày vận chuyển 260 m3 nước đến nhà văn hóa các thôn, vận động người dân sử dụng phương tiện cá nhân, dụng cụ đến nhận nước về sinh hoạt, đồng thời huyện cũng chỉ đạo các địa phương nạo, vét các giếng đào, tu sửa các công trình cấp nước tập trung, để có nước bơm phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Tại xã Sơn Long, huyện miền núi Sơn Hòa, hàng chục giếng đào của người dân sâu hàng chục mét đã cạn trơ đáy. Anh Nguyễn Văn Tiến, thôn Suối Phèn cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay trên địa bàn không có một giọt mưa, ruộng đồng đã khô kiệt nứt nẻ, nhiều hộ dân trong thôn đã phải đi mua nước với giá 50.000 đồng/m3.
“Gia đình tôi sử dụng giếng đào để sinh hoạt, nhưng do nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay, giếng đào của gia đình đã cạn trơ đáy, hơn một tuần nay tôi đã bỏ ra 20 triệu đồng thuê 3 nhân công đào thêm một giếng nước trong vườn để kiếm nguồn nước sinh hoạt nhưng giếng đào được 15 m lại gặp đá bàn, phải khoan đá, nguy cơ tốn tiền, tốn công sức mà không tìm được nước đang hiện hữu”-anh Tiến lo lắng.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới, nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt, lượng dòng chảy trên các sông tiếp tục suy giảm, cạn kiệt, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, để ứng phó với tình trạng khô hạn thiếu nước sinh hoạt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tập trung các biện pháp phòng chống hạn, thường xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình diễn biến khu vực thiếu nguồn nước sinh hoạt, vận động người dân chia sẻ nguồn nước, đảm bảo các gia đình trong các thôn, buôn đều có đủ nước sinh hoạt trong thời điểm nắng hạn kéo dài; các địa phương tập trung nạo vét lại giếng đào, kiểm tra, cũng cố lại hệ thống các công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng tại địa phương, để khai thác cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tỉnh Phú Yên giao Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường dùng xe bồn chở nước, cấp nước sinh hoạt cho người dân các địa phương không còn nước sinh hoạt; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng chủ động trích kinh phí từ nguồn dự phòng mua nước cấp cho người dân, không để cho người dân thiếu nước sinh hoạt, gia súc thiếu nước uống, nhất là khu vực miền núi, vùng ven biển.
Đồng thời, UBND tỉnh Phú Yên cũng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ tỉnh Phú Yên kính phí chống hạn trong sản xuất vụ hè Thu năm 2019; hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho người dân với kinh phí 57 tỉ đồng. Về giải pháp lâu dài, Phú Yên kiến nghị xem xét hổ trợ kinh phí 230 tỉ đồng để tỉnh đầu tư 8 công trình cấp nước tập trung tại các địa phương khó khăn về nguồn nước.
Phạm Cường
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)