Bão số 15 vẫn chưa tan, bão số 16 đang tiến dần vào Biển Đông
(17:43:54 PM 21/12/2017)(Tin Môi Trường) - Bão số 15 (Kaitak) vẫn chưa tan - Bão số 16 (Tembin) đang tiến dần vào Biển Đông
>> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định >> Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
1.Bão trên Biển Đông (Cơn bão số 15-Kaitak)
Hồi 16 giờ ngày 21/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 6,3 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 280km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 16 giờ ngày 22/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 5,2 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Đông Ma-lay-si-a khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa) có mưa bão; gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Biển động mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 4,0 đến 8,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 104,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào khu vực phía Đông Ma-lay-si-a và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 23/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 4,5 độ Vĩ Bắc; 101,8 độ Kinh Đông, trên đất liền Ma-lay-si-a. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng gần áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km/giờ).
Vùng biển Tây Nam khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Sóng biển cao từ 4-6m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
2. Bão gần Biển Đông (Cơn bão Tembin)
Hồi 16 giờ ngày 21/12, vị trí tâm bão Tembin ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 128,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Đông khu vực miền Nam Philippin khoảng 220km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Tembin di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 16 giờ ngày 22/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 124,1 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Tembin di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và tiếp tục mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 23/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách phía Nam đảo Pa-la-oan của Philippin khoảng 270km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Tembin di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h) và còn tiếp tục mạnh thêm.
Đề nghị thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên Biển Đông theo dõi các bản tin tiếp theo để có kế hoạch phòng tránh.
ThS. Đặng Thanh Bình – Đài KTTV tỉnh Ninh Thuận
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)