Trồng rừng ngập mặn để thích ứng với biến đổi khí hậu
(21:32:41 PM 12/11/2011)
Trồng rừng ngập mặn để thích ứng với biến đổi khí hậu -Ảnh minh họa
Cồn Tè là khu đất ngập mặn nằm ở cuối sông Hương và đối diện với cửa biển Thuận An có diện tích rừng ngập mặn rất lớn. Trong đó, xã Hương Phong đã đưa 4.000 m2 vào sử dụng để xây dựng mô hình thí điểm trồng cây ngập mặn (trước khi nhân rộng ra phạm vi lớn hơn), với các loại cây bần, sú, mắm và cây đước. Sau gần 2 năm thực hiện, từ tháng 1/2010 đến nay, theo đánh giá của địa phương, tỷ lệ cây sống và phát triển đạt khoảng 75%. Cây phát triển tốt, đặc biệt là cây mắm đạt tỷ lệ sống 100%; cây bần tỷ lệ sống 80% và đã cho hoa. Các cây sú và đước chậm phát triển hơn so với các loại cây nói trên, nhưng tỷ lệ sống cao, thích nghi được với vùng đất ngập mặn. Chiều cao trung bình cây ngập mặn ở Cồn Tè là 1,2 m, cây cao nhất 2,2 m, 30% cây bần đã ra hoa và kết trái, có thể thu hoạch và gieo giống cho vụ sau. Cây ngập mặn phát triển, ở khu vực Cồn Tè lượng phù sa được bồi đắp nhiều và dày hơn 10 cm so với những khu vực xung quanh không có cây.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, cây ngập mặn ở Cồn Tè trồng thích hợp nhất là vào tháng 2, khi đó ở đây ít bị ngập nước do đã qua thời triều lớn và nước ở thượng nguồn đổ về ít. Đồng thời, đây cũng là thời gian thời tiết bắt đầu ấm lên nên rất thuận tiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cây trong tháng 2 nên tránh những ngày mồng 3, 17, 29 vì đây là những ngày triều lớn, khu vực Cồn Tè sẽ bị ngập sâu, cây dễ chết. Có 100% người dân trong vùng khi được hỏi đều mong muốn diện tích cây ngập mặn ở Cồn Tè được mở rộng "vừa ích nước vừa lợi nhà". Hiện, Hương Phong cũng đang xây dựng chương trình tập huấn và tuyên truyền về vai trò của rừng ngập mặn cho mọi người, đồng thời xây dựng quy ước bảo vệ rừng ngập mặn.
Tương tự, cách Cồn Tè khoảng 1 km về hướng Đông Bắc là khu ngập mặn Rú Chá có diện tích khoảng 3,5 ha. Khu ngập mặn này có cách đây hơn 100 năm. Người dân địa phương cho biết, mỗi lần có lụt, bão thì những khu vực bên trong Rú Chá ít bị tác động so với những khu vực khác, không những thế Rú Chá còn là nơi lánh nạn của người dân trong những đợt lụt bão lớn. Đồng thời, trong khu vực Rá Chá có một hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú với nhiều loài tôm, cá, chim,…đặc trưng của vùng đầm phá Tam Giang tạo nguồn sinh kế cho người dân. Nên hơn ai hết người dân ở đây nhận thức rất rõ vai trò của rừng ngập mặn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch huyện Hương Trà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: Huyện qui hoạch và định hướng phát triển 300 ha rừng ngập mặn; trong đó xã Hương Phong là 70 ha. Theo quy hoạch ở đây, việc trồng rừng ngập mặn sẽ đồng thời với việc phát triển các ngành dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái kết nối với hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)