Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng trên Trái Đất
(15:34:33 PM 15/11/2013)Ảnh minh họa IE
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Science" ("Khoa học") ngày 14/11, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học Maryland, tập đoàn công nghệ Google và Chính phủ Mỹ đã hợp tác xây dựng bản đồ dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 30m. Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 2000 - 2012, có khoảng 2,3 triệu km2 rừng trên Trái Đất đã biến mất, gần bằng diện tích của Argentina, trong khi chỉ có khoảng 0,8 triệu km2 được phủ xanh trở lại. Indonesia là nước có tốc độ mất rừng tăng nhanh nhất, tăng hơn 50% lên tới 20.000 km2/năm vào thời điểm năm 2011. Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hàng năm lớn nhất, giảm tới 50% từ mức 40.000 km2 của năm 2002 xuống còn 20.000km2 vào năm 2010.
Chủ nhiệm công trình, Giáo sư chuyên ngành địa lý Matthew Hansen (Ma-thiu Han-xen) của Đại học Maryland cho biết đây là tấm bản đồ về thay đổi mật độ rừng đầu tiên nhất quán trên toàn cầu và chi tiết từng khu vực. Nhóm nghiên cứu cho biết thông qua tấm bản đồ mới, mọi quốc gia sẽ có thể tiếp cận một bộ dữ liệu đồ sộ bao gồm những thông tin nền tảng, thống nhất và rõ ràng liên quan tới những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Những vấn đề đó bao gồm nguyên nhân gây ra thay đổi trong mật độ rừng; tình trạng của các khu rừng tự nhiên trên thế giới; những mối đe dọa đến từ việc thay đổi diện tích rừng; ảnh hưởng từ những nỗ lực ngăn chặn mất rừng...
Theo giáo sư Hansen, việc xây dựng bản đồ rừng xuất phát từ nhận thức rằng sự biến mất hoặc tái sinh của các khu rừng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khía cạnh trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu, lượng carbon trong khí quyển, đa dạng sinh học và nguồn nước. Bên cạnh đó, giới khoa học cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một hệ thống dữ liệu chi tiết, chính xác và sẵn sàng về những thay đổi của hệ thống rừng từ cấp địa phương tới toàn cầu.
Trong một diễn biến liên quan, chính quyền Brazil cùng ngày dẫn dữ liệu vệ tinh trong 12 tháng tính đến tháng 7/2013 cho biết nạn phá rừng tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon (A-ma-dôn) đã tăng 28% so với năm 2012. Tổng số đất rừng bị xâm lấn tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là 5.843 km2, gần tương đương diện tích bang Delaware (Đi-lơ-oe) của nước Mỹ. Đây là con số thấp thứ hai kể từ khi Brazil triển khai chiến dịch theo dõi hoạt động phá rừng qua vệ tinh. Theo chính phủ nước này, hoạt động phá rừng chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng canh tác của nông dân và các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)