Lợi nhuận từ khai thác rừng trồng ở Việt Nam còn thấp
(09:22:17 AM 04/04/2013)Một góc rừng trồng- Ảnh minh họa
Khảo sát mới đây của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, rừng trồng 5-6 năm tuổi, chủ rừng bán được khoảng 40-50 triệu đồng/ha. Số tiền thu được này còn phải đầu tư trồng lại rừng khoảng 15 triệu đồng/ha. Một số chủ rừng, nhất là ở khu vực có cự ly vận chuyển xa như Tây Nguyên còn không tiêu thụ được sản phẩm hoặc bán với giá rất rẻ. Thậm chí, có trường hợp tiền thu được khi khai thác không đủ để trồng lại rừng. Dù vậy, hiện người dân và các doanh nghiệp vẫn lựa chọn trồng rừng trên các vùng đất đó vì không thể phát triển các loại cây trồng khác.
Hiện nay rừng trồng sản xuất trong nước có trên 2 triệu héc ta, mỗi năm khai thác khoảng 15 triệu m 3 gỗ tròn. Tuy nhiên, do gỗ rừng trồng chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ xuất khẩu (trên 80%) nên giá trị kim ngạch thu được thấp và bấp bênh do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ , đối tác nước ngoài.
Để người trồng rừng thoát khỏi tình trạng khó khăn này, tại Hội nghị bàn về giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến gỗ, được tổ chức mới đây ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (Hawa) cho rằng, Nhà nước cần nhanh chóng có các tiêu chí chứng nhận hợp pháp cho gỗ rừng trồng trong nước. Đây là điều cần làm ngay trước yêu cầu của các đối tác nhập khẩu nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như khai thác, cưa xẻ, vận chuyển, sản xuất ván nhân tạo công nghệ cao. Có như vậy, người trồng rừng mới không còn cảnh “chết đứng” giữa rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)