Đồng Nai: Nhiều vi phạm trong quản lý, bảo vệ và khai khác rừng
(17:51:17 PM 14/10/2012)
Hiện có nhiều vi phạm trong quản lý, bảo vệ và khai khác rừng ở Đồng Nai - Ảnh minh họa
Diện tích rừng của tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 170.000 ha, chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh mới đây, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho rằng, công tác thực hiện giao khoán đất tại các nông, lâm trường theo Nghị định 01 của Chính phủ đang là một khó khăn lớn cho khâu quản lý, bảo vệ và khai khác rừng. Qua rà soát, trong tổng số trên 7.300 hợp đồng giao khoán thì có tới trên 1.100 trường hợp thực hiện sai hợp đồng, ngoài ra còn có hơn 2.000 trường hợp đã sang nhượng lại hợp đồng cho các cá nhân, đơn vị khác, khiến việc quản lý, sử dụng đất giao khoán tại các lâm trường đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước chưa tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng lấn chiếm đất rừng thì đã có trên 260 ha đất lâm nghiệp đang bị người dân chiếm dụng trái phép, đó là chưa kể đến phần diện tích bị lấn chiếm tại Công ty Lâm Nghiệp La Ngà (hiện đang chờ kết quả thanh tra của Bộ NN&PTNT). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các đơn vị chủ rừng còn yếu trong công tác quản lý rừng, cũng như việc lập và quản lý hợp đồng giao khoán, chưa siết chặt được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2752/QĐ-UBND về phê duyêt Kế hoạch thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn. Theo đó, kế hoạch đã đưa ra nội dung và biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện chủ trương xã hội hóa về bảo vệ và phát triển rừng, ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; tạo điều kiện để quản lý, bảo về, sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của người lao động lâm nghiệp trên địa bàn…Kế hoạch cũng đề ra thời gian thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ phát triển rừng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành triển khai thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, vì vậy, Sở NN&PTNT đã đề xuất với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị lên Chính phủ điều chỉnh lại một số chính sách về giao khoán đất cho hợp với thực tế. Điều quan trọng nhất là phải làm sao để cho cả chủ rừng, lẫn người nhận khoán có điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đúng mục đích, cũng như bảo đảm hài hòa về lợi ích cho cả hai bên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)