Cơ hội vàng
(00:21:26 AM 18/06/2011)
Cả nước hiện có 13,1 triệu hécta rừng. Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020, đến năm 2020, phấn đầu đưa diện tích rừng lên 16,24 triệu hécta, tỷ lệ che phủ đạt 47%. Tuy nhiên, việc đầu tư cho rừng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Đầu tư cho rừng từ trước đến nay chủ yếu thông qua ngân sách nhà nước và chỉ đáp ứng một phần ba nhu cầu.
Bên cạnh đó, nhiều năm qua, lao động trong ngành lâm nghiệp trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng do nhà nước trả.
Họ hầu như không đủ nguồn thu để tái tạo rừng và đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Kết cục là không ít trong số họ buộc phải quay lại rừng để thực hiện vai trò của người khai thác rừng. Một tay bảo vệ rừng, một tay phá rừng.
Trong khi đó, nhiều cộng đồng, tổ chức, và cá nhân nằm ngoài khu vực có rừng, không tham gia bảo vệ và tái tạo rừng lại được hưởng lợi từ các dịch vụ do rừng tạo ra.
Thực trạng rành rành ấy bao nhiêu năm qua hầu như không ai nhận ra. Câu hỏi đơn giản là tại sao không yêu cầu những người hưởng lợi từ rừng phải đóng tiền để nuôi sống những người chăm sóc rừng?
Việc xây dựng và ban hành nghị định về chính sách chi trả FES sẽ buộc người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái rừng phải chi trả cho các dịch vụ đó như là hàng hoá, và nguồn thu có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Công cụ này sẽ giúp chủ rừng và cộng đồng bảo vệ rừng có nguồn thu chính đáng, khuyến khích họ tham gia bảo vệ rừng tích cực và hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh rừng đang bị tàn phá hàng ngày, giải pháp này thực đúng là cơ hội vàng và không khó hiểu khi Chính phủ đang đẩy nhanh tốc độ để sớm biến cơ hội này thành hiện thực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)