Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Vụ khai thác gỗ tại dự án hồ chứa nước Nước Trong: Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo điều tra, làm rõ sai phạm
(08:13:11 AM 28/05/2015)Ảnh minh hoạ
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi sớm thành lập đoàn thanh tra để thanh tra cụ thể quá trình đốn hạ gỗ khi quy hoạch giao đất cho dân thuộc dự án di dân tái định cư hồ chứa nước Nước Trong có đúng quy trình hay không và phải kết thúc việc thanh tra trong tháng 6. Nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì xử lý theo đúng thẩm quyền quy định; còn xét thấy vượt quá thẩm quyền thì đề xuất ngay để UBND tỉnh xử lý. Ông Phạm Trường Thọ yêu cầu Sở phải chủ động không đợi tỉnh chỉ đạo mới vào cuộc; giao trách nhiệm cho lãnh đạo Sở chậm nhất là đến ngày 2/6/2015 phải chủ trì cuộc họp mời các thành phần có liên quan của UBND huyện Tây Trà tham gia để cùng rà soát kỹ lại diện tích còn rừng tự nhiên để dừng không cho khai thác; và đề xuất hướng xử lý đối với loại rừng này hoặc có thể giao cho hộ dân tiếp tục quản lý, chăm sóc. Còn đối với những diện tích đã duyệt thuộc quy hoạch mà không có rừng già, chỉ có dây leo, tre nứa thì khẩn trương san ủi giao cho dân tổ chức sản xuất.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ chỉ đạo huyện Tây Trà sớm phê duyệt các phương án giao đất cho dân; đồng thời chỉ đạo cho các cơ quan liên quan của huyện không cho khai thác gỗ trái phép; quản lý tốt số cây rừng vừa rồi bị khai thác còn tập kết ở hiện trường. Ngoài ra cũng phải lưu ý xem xét, kiểm điểm, phê bình cá nhân sai phạm để chấn chỉnh, răn đe; khi đề xuất khắc phục hậu quả phải rõ ràng, kiểm điểm cũng cần rõ ràng, đúng đối tượng.
Ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: Việc Ban quản lý dự án giao đất khi chưa được huyện Tây Trà cho phép là không đúng với pháp luật. Lỗi này phát sinh từ khâu quy hoạch, và do cán bộ chưa nhận thức được đầy đủ về số gỗ tự nhiên tại khu rừng này.
Đại diện Ban quản lý Dự án hợp phần di dân tái định cư hồ chứa nước Nước Trong cho biết: Có 215 hộ được cấp đất vườn rừng thuộc dự án hợp phần di dân tái định cư hồ chứa nước Nước Trong với tổng diện tích lên tới 107ha, trong đó xã Trà Xinh 18ha, còn lại thuộc địa phận xã Trà Thọ. Tổng số tiền bồi thường là 43,6 tỷ đồng. Trong quyết định bồi thường thống kê rõ số lượng gỗ tạp là 955m3; gỗ danh mục là 68m3 tương đương 85 cây. Ban quản lý cũng thừa nhận, tại thời điểm kiểm kê đều xác định, đánh giá toàn bộ số gỗ là gỗ tạp, đây là thiếu sót của Ban quản lý vì lúc đó không có thành viên của dự án tham gia? Lý do nữa là do dân quá bức xúc nên Ban quản lý mới thực hiện trước việc này khi chưa thông qua ý kiến của huyện Tây Trà.
Ông Hoàng Như Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho rằng: Việc khai thác gỗ diễn ra rầm rộ trong thời gian cán bộ công chức của huyện nghỉ lễ nên nghi ngờ có vấn đề. Ngoài ra, hai chủ rừng là ông Đinh Văn Đơ và Đinh Văn Chung chỉ mới thực hiện việc bốc thăm, chuẩn bị được giao đất chứ chưa có quyết định chính thức nên việc đưa các phương tiện cơ giới ồ ạt vào khai thác như vậy là không hợp với quy trình, luật định. Ông cũng khẳng định, huyện không nhận được thông báo về vụ này; và lo ngại rằng nếu không vào cuộc kịp thời thì cánh rừng tự nhiên thuộc xã Trà Trung (đối diện khu vực khai thác, cạnh suối Sờ Lác) cũng sẽ bị xâm hại trong thời gian tới. Đây là một tổn thất lớn về rừng, không đảm bảo về độ an toàn tại khu vực lòng hồ dự án. “Huyện đã kiểm tra tạm trú, tạm vắng và tiến hành trục xuất các đối tượng này ra khỏi khu vực đang khai thác gỗ; yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ”- ông Lâm đề nghị.
Theo ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, việc mở đường sản xuất tại khu vực núi Sờ Lác là sai, đề xuất phải khắc phục ngay hiện trường vì mùa mưa có khả năng lớn sẽ tạo thành suối, gây thiệt hại đáng kể; buông lỏng là không được.
Như Báo đã đưa tin, gần một tháng nay, tại khu vực núi Sờ Lác thuộc thôn Nước Biết, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động khai thác, vận chuyển gỗ diễn ra ngang nhiên. Dọc các con đường dẫn vào rừng gỗ được tập kết thành từng điểm lớn. Theo quan sát của phóng viên, các đối tượng tham gia khai thác điều động cả xe múc, xe kéo, xe tải để “tuồn” gỗ ra ngoài. Ngay đường dẫn vào thôn Tre, cứ vài chục mét là có bãi gỗ lớn với hàng chục cây gỗ nằm ngổn ngang ven đường. Hầu hết những cây gỗ này có đường kính từ 80-100 cm, những vết cưa còn mới và hoàn toàn không có dấu búa của lực lượng kiểm lâm. Người dân ở đây cho biết, hoạt động khai thác diễn ra rầm rộ trong cả tháng nay, với hàng chục xe gỗ đã được chuyển đi nhưng không thấy chính quyền địa phương can thiệp.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ khai thác gỗ tại dự án hồ chứa nước Nước Trong: Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo điều tra, làm rõ sai phạm
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)