Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Cà Mau: Hơn 50 lần đập phá nhà hàng xóm vì có "thư tay" của nguyên cán bộ cấp cao? 
(18:08:38 PM 15/08/2015)
Bà Ba và bà Liên hủy hoại tài sản của bà Lén hàng chục lần
Ngôi nhà số 156 ở xã Tân Phong, huyện Giá Rai được cơ quan thi hành án huyện Giá Rai phát mãi bán cho bà Nguyễn Thị Gấm. Sau một năm mua nhà, bà Gấm đã được chuyển tên đứng chủ quyền căn nhà và đất nên bán lại cho bà Liên Mỹ Lén.
Tuy nhiên, khi bà Lén và bà Gấm đi làm giấy tờ chuyển quyền thì bị phía bà Châu Thị Ba (ngụ ấp Khúc Tréo B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) và bà Nguyễn Thị Liên (ngụ ấp 2, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) ngăn chặn, cho rằng phía chủ nhà cũ đã từng hứa bán căn nhà này cho mình để trừ nợ. Chính vì vậy 2 bà đã hơn 50 lần đập phá, ngăn cản bà Liên Mỹ Lén sửa lại nhà. Hiện cả hai đã bị truy tố về tội “Hủy hoại tài sản”, sắp được TAND thị xã Giá Rai đưa ra xét xử.
Trước đó, bà Liên bị bắt tạm giam 2 tháng, riêng bà Ba được cho tại ngoại vì cơ quan chức năng cho rằng bà này tuổi cao, có bệnh lý, có thể phản ứng tiêu cực…
Theo hồ sơ chúng tôi nắm được, đã có một cán bộ cấp cao ở trung ương (đã nghỉ hưu) can thiệp vào vụ việc này khiến các cơ quan chức năng ở Bạc Liêu chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật của 2 người này.
Cụ thể, vào ngày 26-7-2010, vị cán bộ cấp cao này gửi thư tay cho ông Cao Anh Lộc (phó bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu) với nội dung “chuyển đơn” của ông Tiền Văn Bảy (cha chồng bà Liên) và yêu cầu “giải quyết đúng pháp luật”.
Sau đó, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã chỉ đạo cho Công an tỉnh Bạc Liêu điều tra làm rõ vụ mua bán nhà phát mãi. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã điều tra và kết luận việc mua bán từ thi hành án qua bà Gấm, cũng như từ bà Gấm qua bà Lén là hoàn toàn đúng pháp luật. Việc phát mãi căn nhà nói trên và chi trả theo tỷ lệ phần trăm cho các chủ nợ đã được Chi cục thi hành án dân sự huyện Giá Rai xử lý đúng pháp luật.
Vụ việc rõ ràng như vậy, song kể từ năm 2011 đến nay, bà Ba và bà Liên không ngừng ngăn cản, quậy phá mỗi khi bà Lén kêu thợ sửa lại nhà đã mua hợp pháp. Trong đó, Công an xã Tân Phong có trên 40 lần lập biên bản về hành vi hủy hoại tài sản của các bà này. Công an huyện Giá Rai chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi 2 người này đã 29 lần vi phạm và bắt tạm giam bị can Liên khi 2 người này đã tái phạm thêm gần 20 lần sau khi bị khởi tố.
Ngày 30-5-2015, sau khi bà Liên bị bắt tạm giam, vị nguyên cán bộ cấp cao đã gửi thư cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tố cáo bà Liên bị một nhóm người "có quyền lực một vùng, bất chấp pháp luật, hà hiếp người dân lương thiện”, đồng thời “nhắn nhủ”: “Nếu các anh chỉ dựa vào địa phương là không kết quả, bởi có liên quan nhóm lợi ích…”. Ông cán bộ này còn cho rằng công an huyện Giá Rai đã ưu ái, bảo vệ bà Lén sửa nhà, lập biên bản thiệt hại nhằm buộc tội bà Liên và hành vi của bà Liên là không đáng để bị bắt giam…
Chưa dừng lại, đến ngày 5-6-2015, vị cán bộ này tiếp tục gửi thư cho phó thủ tướng, cho rằng hành vi của bà Liên khi ngăn cản bà Lén sửa nhà, chỉ là: “Chuyện bình thường trong xã hội” và nhấn mạnh: “Do một nhóm người có quyền lực giải quyết thiếu công tâm và bẻ cong pháp luật”… “Tôi chưa nói nhóm người này tiêu cực, tham nhũng… Mình là người có thẩm quyền và nắm rõ pháp luật, cố gắng giải quyết cho rõ trắng đen, công bằng xã hội. Muốn làm rõ vụ này chỉ có cơ quan có thẩm quyền và khách quan mới làm được… vì vấn đề này có nhiều phức tạp và bí ẩn…”- thư viết.
Từ những bức “tâm thư” của vị cán bộ lão thành, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đến tỉnh Bạc Liêu kiểm tra, xác minh, báo cáo kết quả cho Phó thủ tướng Chính phủ. Tổ kiểm tra đã có 2 ngày làm việc với các cơ quan chức năng thị xã Giá Rai và tỉnh Bạc Liêu vào ngày 11 và 12-8.
Theo nguồn tin riêng, tại buổi làm việc với tổ công tác của Trung ương, các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu khẳng định quá trình giải quyết tranh chấp tiền nợ của ông Trần Hồng Việt (chủ cũ ngôi nhà số 156) với các chủ nợ là ông Tiền Văn Bảy, bà Nguyễn Thị Gấm và bà Châu Thị Ba là đúng pháp luật. Riêng hành vi hủy hoại tài sản của bà Ba và bà Liên, đã xử lý đúng pháp luật, thậm chí còn nương nhẹ mới dẫn đến việc 2 bà này liên tiếp tái phạm.
Thái độ thách thức pháp luật của bà Ba
Tấn công bằng gạch đá.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cà Mau: Hơn 50 lần đập phá nhà hàng xóm vì có "thư tay" của nguyên cán bộ cấp cao?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)