Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Những người nông dân không có đất
(22:35:58 PM 15/07/2011)
Ảnh minh họa
Muốn xây sân golf ắt phải có đất. Muốn có đất ắt phải thu hồi. Mà thu hồi ở đâu nếu không phải từ những ruộng lúa, ruộng màu? (mặc dù Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 đã nêu rõ “đất trồng lúa, đất màu... không được dùng cho việc phát triển sân golf")
Chạnh lòng, tôi nghĩ về những người nông dân sẽ mất đất. Đất nông nghiệp khác hẳn đất thổ cư bởi đất không chỉ là đất mà còn là kế sinh nhai, là nồi cơm của cả gia đình người nông dân. Do thế, định giá đền bù đất thổ cư có thể xác đáng nhưng làm sao có thể định giá được giá trị của thửa đất nông nghiệp?
Với người nông dân, đất là “bờ xôi ruộng mật”. Trên mảnh đất đó, họ có thể đổi những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn gian khó để nuôi dưỡng cha mẹ già, gửi gắm ước mơ nơi những đứa con đến trường. Có thể định giá được những tảo tần khuya sớm, những một nắng hai sương, những ấp yêu cây trái chăng?
Nông dân không còn đất thì sẽ xoay xở cuộc sống vốn đã không mấy dư dả của họ ra sao? Số tiền đền bù có thể nuôi sống họ được bao lâu khi cùng với tỷ lệ lạm phát ngày càng lớn, đồng tiền ngày càng mất giá? Những sân golf mới đó có thể tuyển dụng được bao nhiêu người – nông - dân – không – còn – đất? Và sau bao lâu sẽ sa thải họ với lý do “năng lực không phù hợp”? Những người chưa đủ già để an dưỡng nhưng cũng không còn trẻ để học một ngành nghề mới sẽ ra sao? Hay cứ mãi lạc lõng bơ vơ thương nhớ đồng quê trong dĩ vãng?
Rồi “chợ người” thành phố sẽ đông đúc thêm những người bán sức lao động. Rồi sẽ thêm những em bé cô đơn vì mẹ phải đi làm ô sin, đi buôn đồng nát. Rồi sẽ thêm những em bé bỏ học, ôm tập vé số hay hộp đánh giày. Rồi sẽ thêm những bà mẹ già cô độc chiều chiều ngóng tin con đang kiếm ăn ở một nơi xa xôi nào đó. Rồi sẽ thêm nhiều lời than phiền rằng người nhà quê làm nhếch nhác hình ảnh văn minh đô thị.
Biết buồn là vậy, nhưng những người – nông - dân – không – còn – đất kia sẽ biết phải làm sao?
Chạnh lòng, tôi nghĩ đến những người đã quyết tâm xin cho được quy hoạch để thu hồi đất làm sân golf phục vụ cho nhu cầu giải trí của những người giàu. Đâu có quá khó để cân nhắc giữa một bên là cuộc mưu sinh của hàng ngàn người lao động và một bên là nhu cầu giải trí của số ít người có tiền? Những nhà đầu tư nước ngoài nếu không chơi golf thì họ còn rất nhiều hình thức giải trí khác. Nhưng với những người nông dân, đất là phương tiện duy nhất giúp họ duy trì được cuộc sống của mình. Đâu có quá khó để lựa chọn giữa vô vàn và duy nhất?
Dẫu giá trị kinh tế của đất đó khi làm sân golf sẽ hơn rất nhiều lần làm nông nghiệp. Nhưng, trên đời không phải bất cứ thứ gì cũng quy ra được thành tiền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)