Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Dự án vườn sinh thái Hương Long, Huế: Ngập chìm trong cỏ hoang
(15:18:12 PM 10/07/2012)Cây ăn quả héo quắt, cỏ dại mọc um tùm trong khu vườn sinh thái Huế được đầu tư hàng tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Văn. |
Dự án nhà vườn sinh thái Hương Long - Huế được UBND tỉnh TT- Huế tiếp nhận và giao về UBND thành phố Huế triển khai thực hiện từ năm 2007, tổng vốn đầu tư năm đầu (2007) gần 150.000 USD, do Tổ chức Đông Tây Hội ngộ (Hoa Kỳ) tài trợ. Vườn sinh thái Hương Long - Huế là một dự án đa mục tiêu.
Ngoài phục vụ nghiên cứu xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ xanh-sạch, dự án tập trung nâng cao năng lực canh tác cho địa phương, đầu tư công cụ kỹ thuật, cung cấp các loại giống, nguyên liệu nông phẩm, tiếp thị và quảng bá sản phẩm... Mục tiêu lâu dài, nơi đây trở thành địa chỉ du lịch, dịch vụ trên trục tham quan di tích, sinh thái, cảnh quan Kim Long - Linh Mụ - Văn Thánh.
Dự án ra đời, xã Hương Long (cũ) bàn giao cho chủ đầu tư một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp hằng năm để cải tạo xây dựng khu sinh thái tổng hợp, gồm vườn hoa, cây cảnh, cây ăn quả, nhà hàng, hồ cảnh quan, đường dạo, đất sản xuất, khu chế biến - đóng gói nông sản sạch.
Tuy nhiên, dù tiêu tốn tiền tỷ sau nhiều năm, nơi đây vẫn không thể trở thành mô hình kiểu mẫu như mục tiêu đặt ra về sản xuất nông sản xanh - sạch kết hợp khai thác du lịch sinh thái.
Ông Nguyễn Thắng Đoan, Chủ tịch UBND phường Hương Long cho biết, địa phương vừa tiếp nhận lại khu đất dự án từ một doanh nghiệp, nên rất lúng túng trong tổ chức quản lý và khai thác. Ngay cả nguồn vốn đầu tư dự án qua các năm, vị này cũng không thể nắm rõ.
Đến nay, đất sản xuất thuộc dự án được UBND phường giao trở lại cho dân theo định kỳ từng năm (đất 5%). Nông dân quay về lối canh tác cũ, với các loại giống rau màu truyền thống, như khi chưa có dự án.
“Dân giờ sản xuất thế nào có lợi thì làm, dù là trồng khoai, rau, ớt, đậu...? Còn duy trì canh tác theo tiêu chí dự án đặt ra trước đây là rất khó. Chúng tôi không thể bắt buộc dân làm theo mô hình”, ông Đoan nói.
Nông dân từng sản xuất trên đất vườn sinh thái cho biết, sản phẩm dự án theo công nghệ sạch có chất lượng tốt, quy trình sản xuất nghiêm ngặt và khoa học, nhưng giá thành đầu tư cao, mất nhiều thời gian, đầu ra lại hạn chế.
“Đơn cử, dân từng sản xuất dưa hấu Nhật, nhưng vì không có sản phẩm cung ứng quanh năm, đầu ra thiếu ổn định nên đành chuyển qua cây trồng khác”, ông Võ Quý Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường, kể.
Sau khi cạn kinh phí hoạt động và phải giao về cho địa phương, dự án phá sản. Nửa khu đất vườn sinh thái (gồm nhà rường, vườn cây ăn quả, vườn hoa, hồ sinh cảnh) ngập chìm trong cỏ hoang, trở thành bãi chăn thả gia súc tự phát và tiềm ẩn tai nạn chết người.
Chính quyền phải bỏ tiền thuê hẳn một chân bảo vệ chuyên trông coi khu sinh thái hoang hóa và ngăn chặn trẻ em vào chơi ở các hồ nước có bờ dốc đá trơn trượt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)