Cáp treo Fansipan làm thất vọng người leo núi 
(20:55:28 PM 01/05/2016)
Fansipan Sapa - tuyến cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới đã được khánh thành
Cáp treo Fansipan Sapa khánh thành không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan từ 2 ngày xuống còn 15 phút, mà còn giúp nơi đây ghi tên vào Guinness thế giới với 2 kỷ lục mới: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.410m) và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới (6.292,5m).
Cáp treo có độ cao 3.143m so với mực nước biển, khởi điểm từ Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sapa có sức chứa tối đa 30-35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/h.
Việc xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan đã trở thành chủ đề nóng được bàn luận trên nhiều diễn đàn du lịch và phượt. Nhiều ý kiến tỏ ra tiếc nuối vì cáp treo xuất hiện sẽ đánh mất đi những gì gọi là bản lĩnh của những người yêu khám phá.
Tài khoản Quốc Thái Lâm chia sẻ: "Từ nay các bạn porter người dân tộc sẽ phải chuyển nghề thôi. Chinh phục Fansipan giờ chỉ còn là leo lên cabin vù 15 phút đến, đứng cạnh cục inox chụp hình với áo đỏ sao vàng, giơ hai ngón tay cười làm duyên rồi vù về... hết". Facebooker Nguyễn Mai Lê Vy viết: "Lại lo rồi đây Fansipan sẽ trở thành bãi rác do người du lịch tạo ra. Việc "Không để lại thứ gì ngoài dấu chân" ở Fansipan chỉ còn là hoài niệm". Tuan Pham Quang bày tỏ cảm xúc: “Khi đỉnh núi không còn phải leo thì chẳng khác đồng bằng là mấy”.
Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng mạng lên tiếng về việc các dự án du lịch của Việt Nam đang phá hỏng các điểm đến thiên nhiên, mang tính khám phá. "Mã Pì Lèng với vách đá chơi vơi tạo cảm hứng cho những đoàn phượt nay đã biến mất vì bị đổ bê tông. Mũi Kê Gà một thời hấp dẫn các đoàn khách đến tham quan, nay mất nhiều khách chỉ vì xây 1 bức tường bê tông thô kệch để chắn sóng chạy dọc theo bãi biển. Phú Quốc cũng đang khiến rất nhiều người phải vội "xách vali lên và đi" vì lo ngại cảnh vật thiên nhiên ở đây sẽ sớm được thay thế bằng các resort" - là chia sẻ của Nguyen Thu Ha.
"Phải nhanh chóng đi Sơn Đoòng thôi, không các bác ý lại làm cáp treo là hết khám phá luôn" - là gợi ý của facebooker Truong Minh Tuan.
Tuy nhiên nhiều người lại vô cùng thích thú khi dự án này được triển khai, vì những người có sức khỏe không tốt, hoặc những người lớn tuổi sẽ có cơ hội chinh phục được đỉnh núi này. Bạn Nguyễn Tiến Hùng: “Mình ủng hộ cáp treo, sẽ có nhiều người lên được nóc nhà Đông Dương, có phải ai cũng có sức khỏe và thời gian lên đó”.
Với cáp treo, hành trình lên “nóc nhà Đông Dương” đã rút từ 2 ngày xuống còn 15 phút
Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sapa có sức chứa tối đa 30 - 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/h.
Rời cáp treo, du khách sẽ leo thêm 600 bậc thang nữa để lên tới đỉnh Fansipan
Dân du lịch khám phá tiếc nuối việc chinh phục Fansipan. Ảnh: Quocdzung Pham
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)