»

Thứ ba, 22/04/2025, 19:36:43 PM (GMT+7)

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(14:21:06 PM 22/04/2025)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/4/2025 vừa qua, cây Găng néo cổ thụ gần 700 năm tuổi ở thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã được công nhận là Cây Di Sản Việt Nam.

 Găng[-]néo[-]–[-]cây[-]di[-]sản[-]cũng[-]dùng[-]làm[-]thuốc

Cây Găng néo (nguồn: VACNE)

 

Cây Găng néo có tên khoa học là Manilkara hexandra (Roxb.) Dubard, (tên đồng nghĩa: Mimusops hexandra Roxb.), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), đã được người dân gìn giữ, bảo vệ từ nhiều thế kỷ trước đây, đã gắn liền với đời sống tâm linh, đời sống văn hóa và truyền thống của người dân địa phương Tam Mỹ Đông.  Cây Di Sản này cũng là điểm nhấn thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng Nam. Ngày nay, các tài liệu khoa học còn cho biết hoạt chất trong loài cây này có tác dụng làm thuốc.

Để góp phần tìm hiểu các giá trị của cây Găng néo, xin cung cấp thêm một số thông tin về loài cây này.
 
Đặc điểm: Găng néo là cây gỗ, cao đến 20m. Cành non và lá nhẵn. Lá hình trứng, hay hình trứng ngược đến bầu dục, dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, cuống lá dài khoảng 2cm. Cụm hoa ở nách lá. Cuống hoa dài  6-12mm. Lá đài 6, dài 4mm, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 6, hình ngọn giáo, cong vào phía trong, thùy của tràng hoa có 2 phần phụ ở lưng hình ngọn giáo, dài bằng các thùy, ống tràng ngắn. Nhị 6, hướng ra ngoài, nhị lép chẻ đôi ở đỉnh. Bầu có lông. Quả mọng, có 1-2 hạt nhỏ. Mùa hoa, qủa: tháng 9-12.
 

Găng[-]néo[-]–[-]cây[-]di[-]sản[-]cũng[-]dùng[-]làm[-]thuốc

Hoa và quả cây Găng néo (nguồn: Internet)
 
Phân bố: Cây Găng néo mọc trong rừng ven biển ở miền Nam nước ta, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Ngoài ra, cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanca, Thái Lan, Campuchia.
 
Thành phần hóa học: theo tài liệu nước ngoài, hạt Găng néo chứa 25% dầu màu vàng nhạt, thành phần các acid béo là acid oleic 63%, acid stearic 24% và acid palmitic 10%. Ngoài ra còn có acid lignoceric và acid linoleic.
 
Công dụng: Vỏ cây và hạt Găng néo có gía trị làm thuốc: Vỏ cây có tác dụng thu liễm, bổ và làm dịu, giúp loại bỏ chất nhầy trong đường hô hấp. Quả chín ăn được. Dầu hạt để ăn và dùng trong công nghiệp. Ở Ấn Độ, vỏ cây Găng néo được dùng chữa sốt, có tác dụng bổ, và thường được dùng làm gốc ghép cho cây Hồng xiêm (Achras zapota L.).
 
Các nhà khoa học Việt Nam nên nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của cây này ở nước ta.
TSKH. Trần Công Khánh - Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI