Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ bảy, 29/03/2025, 09:13:50 AM (GMT+7)
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
(17:41:30 PM 11/05/2024)(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.
>> Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt >> Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc >> Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
Cua dừa là loài động vật không xương sống lớn nhất trên cạn. Chúng có thể đạt trọng lượng lên đến 4,1kg, dài 1m. Màu sắc chúng đa dạng, thay đổi từ đỏ cam tới xanh tím.
Sinh sống trên những hòn đảo giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cua dừa mới là "sát thủ" ở đảo. Chúng trở thành sinh vật thống trị hòn đảo Metoma ở Vanuatu vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, cua dừa cũng là động vật không xương sống trên cạn lớn nhất hành tinh. Về đêm, cuộc sống của chúng trở nên sống động hơn.
Ngoài thức ăn yêu thích là những trái dừa, chúng còn săn nhiều động vật có kích thước lớn, chẳng hạn như chuột, nhiều loài chim, trái cây cũng như các loại hạt.
Bởi vậy, sự hiện diện của cua dừa trên đảo khiến ảnh hưởng tới việc làm tổ của chim. Tại những hòn đảo nơi cua dừa sinh sống, người ta dễ dàng phát hiện không có chim xung quanh.
Dù được tìm thấy trên khắp Thái Bình Dương, nhưng chỉ tại những hòn đảo nguyên sơ, người ta mới tìm thấy chúng với số lượng lớn.
Cua dừa khổng lồ trên đảo hoang (Ảnh: Britannica).
Lý do tại sao cua dừa có kích thước khổng lồ khác hẳn với kích thước các loài cua bình thường, hiện chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia sinh vật học cho rằng, rất ít loài có thể đặt chân tới những hòn đảo xa xôi này.
Bởi vậy, loài giáp xác to lớn dường như đang lấp đầy chỗ trống vốn do động vật có vú cỡ trung bình thống trị. Nhờ kích thước ngoại cỡ nên cua dừa có thể tận dụng tài nguyên dồi dào. Trong đó, những trái dừa là món ăn yêu thích của chúng.
Cua dừa còn được mệnh danh là "dũng sỹ" siêu khỏe với đôi càng chắc khỏe. Chúng leo lên cây hái dừa. Sau đó, để ăn trái, chúng sẽ dùng càng xé toạc xơ dừa, đập đi đập lại cho tới lúc sọ dừa vỡ ra. Sau khi bóc tách lớp bên ngoài, cua dừa uống nước rồi mới ăn cùi. Đây có lẽ cũng là động vật duy nhất trên thế giới có thể phá vỡ quả dừa.
Đôi khi, cua dừa còn săn cả chim biển. Nhà sinh vật học Mark Laidre khi nghiên cứu loài cua dừa ở quần đảo Chagos cho biết, những loại chim trên đảo sẽ không làm tổ dưới mặt đất và tránh xa "sát thủ" này.
Đoàn làm phim của BBC từng ghi lại những thước phim tư liệu về hoạt động của loài cua này. Video cho thấy, chúng có thể mang quả dừa nặng đi xa 5km về hang.
Dù thống trị trên đất liền nhưng chúng không phải là kẻ thiện xạ ở biển. Một con cua trưởng thành có thể bị chết đuối chỉ trong vòng vài phút. Điều này làm dấy lên những câu hỏi nghi ngờ. Vậy làm thế nào chúng có thể đặt chân tới nhiều hòn đảo xa xôi ở phía nam của Thái Bình Dương như vậy?
Với cặp càng sắc khỏe, chúng đập vỡ được trái dừa (Ảnh: Trip).
Những con cua cái mang theo hàng nghìn quả trứng. Chúng lắc nhẹ là đưa những ổ trứng đi xa. Sau đó, số trứng được thả trôi theo dòng hải lưu đại dương. Tiếp đó, ấu trùng chỉ có 50 ngày để tìm "nhà mới" ngay trên mặt nước.
Theo nhà sinh vật học Laidre, dù có bộ càng chắc khỏe, nhưng cua dừa không hiếu chiến. "Chúng không làm hại con người hay cắn người. Thậm chí, chúng còn sợ người".
Hiện các nhà nghiên cứu chưa thống kê đầy đủ số lượng cua dừa trên các quần đảo là bao nhiêu và liệu chúng có đang bị đe dọa hay không.
Huy Hoàng
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
-
10 kỳ quan cổ đại sẽ ra sao nếu không biến mất
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)