Chính sách - Dự án » Dự án
Tổng kết Dự án Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học
(11:08:47 AM 22/09/2015)>>Tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước
>>Cần tiếp tục nhân rộng và chia sẻ các kết quả của Dự án NBSAP
>>Còn nhiều vướng mắc về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
>>Dự án NBSAP: Nhiều kết quả quan trọng đạt được
Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo nhằm đánh giá kết quả sau ba năm triển khai Dự án trên các mặt về: Tính phù hợp, tính hiệu quả cũng như các hiệu suất, tác động và tính bền vững... bảo đảm thực hiện các cam kết của Việt Nam là thành viên đối với CBD, bảo đảm thực hiện các ưu tiên quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, bảo tồn ĐDSH vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Ông Nguyễn Thế Đồng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Phó trưởng ban thực hiện Dự án phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thế Đồng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Phó trưởng ban thực hiện Dự án cho biết, trong bối cảnh hiện nay khi tình trạng ĐDSH của Việt Nam ngay càng suy thoái, bối cảnh quốc tế cũng có những thay đổi đáng kể thì yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần thiết phải có một bản Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH cập nhật hơn. Chính vì vậy, Dự án “Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương” được thiết kế với mục tiêu chính là tăng cường bảo tồn ĐDSH thông qua các nhiệm vụ chính: Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động về ĐDSH (NBSAP) nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc gia đối với Công ước ĐDSH và tăng cường năng lực của cấp tỉnh về lồng ghép các ưu tiên bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ... Hội thảo là dịp để đánh giá kết quả cụ thể Dự án đạt được và mong muốn nhận được những đóng góp, chia sẻ ban đầu để nhân rộng Dự án trong tương lai.
Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam và Trưởng phòng Phát triển bền vững khẳng định, sau 3 năm triển khai Dự án, có nhiều tiếp cận mới giúp giảm thiểu phần nào những thách thức về ĐDSH đang đặt ra, có thể thấy ba kết quả quan trọng Dự án đạt được là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH; xây dựng các sản phẩm cụ thể về hướng dẫn thực hiện chiến lược; lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Những kết quả cụ thể này đã bù đắp các khoảng trống và đưa các khuyến nghị giúp cải cách bộ máy, tăng cường thể chế về đa đang sinh học.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả đạt được của Dự án, đặc biệt là tính bền vững và khả năng nhân rộng của Dự án trong việc lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội BVTN&MT Việt Nam nhận định, kết quả Dự án thể hiện được Bộ là Cơ quan QLNN thống nhất về ĐDSH nên triển khai thực hiện lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ sẽ tạo sự gắn kết bền vững; tạo tiền đề, cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ĐDSH và tài nguyên môi trường thông qua các chiến lược, chính sách được xây dựng. Tuy kết quả đạt được là quan trọng nhưng cần thiết phải nhân rộng trong thực tiễn. Có thể, phổ biến và đưa ngay vào Báo cáo quốc gia về môi trường quốc gia trong Hội nghị tới.
Phát biểu tổng kết hội thảo, ông Đồng đánh giá cao kết quả hội thảo đạt được và khẳng định sẽ nỗ lực để Dự án tiếp tục phát huy trong đời sống. Tuy nhiên, cũng hì vọng các cấp, ngành, tổ chức quốc tế cần tiếp tục quan tâm, phổ biến và hỗ trợ hơn nữa vì phát triển bền vững ĐDSH Việt Nam.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổng kết Dự án Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
-
Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
-
Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
-
Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
-
Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
-
Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
-
Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
-
Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)