Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ sáu, 04/04/2025, 16:26:00 PM (GMT+7)
Liệu có thu hồi dự án Lavida Plus của Quốc Cường Gia Lai?
(11:04:32 AM 04/09/2021)(Tin Môi Trường) - Vụ Công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án tại Q.7, TP.HCM cho Công ty Quốc Cường Gia Lai được xác định gây thất thoát 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cơ quan điều tra chưa làm rõ.
>> Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận), Công ty CP Quốc Cường Gia Lai là bên nhận chuyển nhượng dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.
Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong là dự án thành phần, nằm trong khu số 4 của dự án Khu dân cư Ven Sông do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư.
Công ty Tân Thuận ký hợp đồng chuyển nhượng dự án này cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Công ty QCGL) vào tháng 11/2017. Trước đó, vào tháng 3/2016, doanh nghiệp Nhà nước này cũng đã chuyển nhượng 45% vốn góp của mình tại dự án cho Công ty QCGL.
Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong có tên thương mại là Lavida Plus.
Theo kết luận điều tra, thương vụ chuyển nhượng vốn góp và chuyển nhượng dự án nói trên đã gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa được làm rõ.
Cụ thể, ngoài thiệt hại tại thời điểm các bị can thực hiện hành vi, cơ quan điều tra có yêu cầu định giá tài sản tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng dự án (tháng 11/2017) cũng như khi khởi tố vụ án (tháng 12/2019). Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có kết luận định giá để làm cơ sở xác định thiệt hại tại những thời điểm này.
Về việc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án, cơ quan điều tra có yêu cầu và UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan cung cấp tài liệu trực tiếp cho Công an Thành phố.
Trong văn bản phúc đáp mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong diện tích 21.894,1m2 đất thuộc dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong, có 11.967,4m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng phần diện tích đất này cho Công ty QCGL.
Trường hợp trong quá trình điều tra và kết luận có thất thoát, tức giá trị chuyển nhượng thấp, Sở Xây dựng đề nghị cơ quan an ninh điều tra yêu cầu xác định lại giá cho phù hợp để Công ty QCGL chi trả bổ sung cho đủ, đảm bảo không thất thoát.
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cơ quan điều tra vẫn chưa làm việc được với bà Nguyễn Thị Như Loan – TGĐ Công ty QCGL, để giải quyết nội dung nói trên.
Hiện block A của dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong (tên thương mại là Lavida Plus) đã được Công ty QCGL xây dựng hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.
Do đó, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng: “Việc thu hồi dự án sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và làm mất an ninh trật tự khu vực”.
Đối với phần diện tích đất còn lại chưa được cấp GCNQSDĐ, việc có tiếp tục cấp GCNQSDĐ cho Công ty Tân Thuận và tiếp tục cho phép cấp GCNQSDĐ để Công ty QCGL tiếp tục thực hiện dự án hay không?
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM cho biết, nội dung này vẫn chưa được các cơ quan thẩm quyền, cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND Q.7, có ý kiến.
Theo Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
-
Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
-
Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
-
Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
-
Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
-
Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
-
Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
-
Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)