Chính sách - Dự án » Dự án
Dự án nuôi đà điểu làm khổ dân
(18:25:51 PM 18/06/2011)
Một dự án nuôi đà điểu đã khiến hàng chục hộ dân ở ba thôn An Tây, An Lợi và An Sinh (xã Phổ Nhơn, Đức Phổ, Quảng Ngãi) có nguy cơ vừa mất đất, vừa mất lối đi.
Ông Phạm Văn Thành, thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn cho biết, sau năm 1975, khu vực đất Bao Làng ở xã Phổ Nhơn còn bỏ không, ông Thành và nhiều hộ dân ở đây đã đến khai hoang trồng trọt.
Đất khai hoang bị quy là lấn chiếm?
Đầu năm 2009 chính quyền xã Phổ Nhơn lại có văn bản gởi cho 57 hộ dân có đất đang sản xuất tại khu vực này, để thông báo thu hồi lại, giao cho một doanh nghiệp triển khai dự án nuôi đà điểu mà không đền bù, với lý do vì đây là đất người dân tự lấn chiếm song xét tình cảm, chủ đầu tư dự án đà điểu sẽ hỗ trợ 200.000 đồng một sào cho các hộ dân có đất nằm trong dự án. Các hộ dân bức xúc đất khai hoang và sử dụng ổn định hơn 20 năm nay, chính quyền trước cũng không có ý kiến gì, sao nay lại nói là đất lấn chiếm?
![]() |
Doanh nghiệp nuôi đà điểu lập cổng rào bít đường đi. Ảnh: Đ.Phụng |
Theo ông Trần Sinh (72 tuổi) ở thôn An Lợi nói: “Hịên nay trên mảnh đất canh tác, nhiều hộ dân đã bỏ công sức, tiền bạc gần cả chục triệu đồng để trồng trọt mì, bạch đàn, vậy mà chính quyền xã chỉ hỗ trợ 200.000 đồng một sào!”. Cũng theo ông Trần Sinh: “Xã không có quyết định thu hồi đất mà thình lình bắt chúng tôi phải bỏ đất mình canh tác hàng chục năm nay thì quá phi lý”
Khốn đốn vì bít lối đi
Ông Nguyễn Ngọc Danh, thôn An Lợi, có bảy sào đất đang trồng trọt ở khu vực Bao Làng, tuy không không nằm trong diện thu hồi đất nhưng phải chịu cảnh khóc dở, mếu dở vì không có đường đi vào đất canh tác như trước.
Ông cũng như hàng chục hộ dân đang trồng trọt ở khu vực này, lúc trước hằng ngày vào vườn chăm sóc cây trồng đều bằng một con đường chính. Con đường này rộng, bằng phẳng đủ cho các loại xe công nông vào phục vụ, khai thác mùa màng.
Nhưng từ khi có dự án nuôi đà điểu xuất hịên, bà con bị cấm đi. Khi dự án triển khai, chủ doanh nghiệp trên đã rào bít lối đi và triển khai bảo vệ canh gát cổng thận, ngăn chặn không cho dân đi qua lại. Lý do vì dân đi qua lại sẽ gây ra tiếng động, ảnh hưởng sự phát triển của đà điểu.
Có khoảng 10 hộ dân đang sống ở thôn An Sơn, cũng phải chịu cảnh bít lối đi. Họ đành phải đi theo con đường do UBND xã Phổ Nhơn chỉ định. Đây là con đường gập gềnh không được san ủi đàng hoàng và phải đi lòng vòng mất thời gấp nhiều lần so với con đường cũ. Nhiều người dân không kìm được bức xúc vì bị bít lối đi đã cãi nhau với nhân viên bảo vệ dự án đà điểu mở lại lối đi nguyên cũ cho bà con.
Trong khi đó, ông Võ Ngọc Sung, chủ đầu tư dự án nuôi đà điểu lại than thở vì đã đầu tư hơn một tỷ đồng mà vẫn chưa được người dân trả mặt bằng.
Ông Võ Trọng Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Nhơn, thừa nhận: "Số diện tích nằm trong phạm vi dự án trên lâu nay xã chưa giao cụ thể cho một cá nhân hoặc hộ nào cả. Tuy nhiên do chưa cần sử dụng vào việc gì, nên khi thấy bà con khai phá và cải tạo để canh tác, xã cũng không có ý kiến. Trong các cuộc họp, các hộ có phần diện tích nằm trong khu vực dự án trên không đồng ý với mức tiền hỗ trợ 200.000 đồng một sào vì cho là quá thấp, nhưng hỗ trợ bao nhiêu cho hợp lý thì xã không biết".
(Theo Đất Việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
-
Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
-
Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
-
Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
-
Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
-
Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
-
Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
-
Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(Tin Môi Trường) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)