Doanh nghiệp
Vị đắng cuộc chuyển giao quyền lực ở Sacombank
(16:26:13 PM 28/05/2012)
Ông Thành đã gọi tên đại hội cổ đông năm nay là cuộc chuyển giao quan trọng. HĐQT của Sacombank đã có sự xáo trộn lớn, khi người cũ phải ra đi, nhường ghế cho bốn người từ cổ đông lớn – Ngân hàng Phương Nam (PNB) và hai người từ Eximbank.
Người cũ được “bù đắp”
Ông Thành cũng xin thoái vị trí đại diện pháp luật của Sacombank mà ông đã nắm giữ suốt nhiều năm, nhường cho tổng giám đốc. Điều an ủi cho những thành viên HĐQT cũ phải ra đi là, HĐQT mới đã xin nâng tỷ lệ thù lao cho hoạt động HĐQT Sacombank từ mười năm nay ở mức 1%, lên 2,5% lợi nhuận sau thuế 2012, khoảng 63,75 tỉ đồng, nhằm lấy một phần trong đó “bù đắp” cho sự ra đi ấy. Theo những lời lẽ được công khai tại đại hội, những người cũ đã thành công khi tạo dựng được một Sacombank như ngày hôm nay. Nhưng dù như thế, trong cuộc thâu tóm này, họ cũng buộc phải ra đi và chấp nhận sự “bù đắp”.

Năm 2011, PNB quản lý vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng, khoảng 136 chi nhánh và phòng giao dịch, có được lợi nhuận sau thuế 226 tỉ đồng, và có thời điểm từng phải nhờ đến ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản. Trong khi đó, Sacombank có vốn điều lệ gấp ba lần, mạng lưới gần gấp bốn lần, lợi nhuận sau thuế 2011 đạt hơn 2.000 tỉ đồng, và nắm trong tay hơn 1,3 triệu khách hàng. Điều mà cổ đông bàn tán nhiều là một ngân hàng lớn mạnh đã bị một ngân hàng nhỏ yếu hơn nắm quyền kiểm soát, chứ không phải ngược lại. Một bài học cảnh giác cho doanh nghiệp.
Cổ đông lớn trấn an đại hội khi cho biết sẽ không có biến động trong điều hành, ít nhất trong năm nay. Dù vậy, những ngày tới Sacombank sẽ chịu sự “nhúng tay” tham gia sâu hơn vào hoạt động của cổ đông lớn, khi Eximbank cho biết sẽ cử người sang kiểm toán nội bộ một vài đơn vị thuộc Sacombank.
Tại vị nhưng khó ngược dòng
Nếu như thị trường có thể biết được Eximbank và người/tổ chức liên quan nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại Sacombank thông qua các báo cáo giao dịch, thì vẫn chưa rõ tỷ lệ của PNB. Vì vậy, cổ đông Sacombank không biết PNB hiện nắm giữ bao nhiêu, chỉ đại diện cho chính mình hay còn đại diện cho ai? Cổ đông nhỏ lẻ Sacombank có quyền biết HĐQT mới có quyền lợi liên quan và gắn bó như thế nào với Sacombank, liệu họ có ra đi khi họ không đạt được kỳ vọng ban đầu? Cũng như, Eximbank và PNB khó tránh khỏi việc bị chi phối bởi những cổ đông trong liên minh, nên việc mua bán (nếu có) sau này của các nhà đầu tư này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Sacombank, ảnh hưởng đến cổ đông khác.
Ngoài tờ trình của HĐQT PNB xin cổ đông uỷ quyền quyết định trong việc đầu tư tổ chức tín dụng khác với tỷ lệ trên 20%, trong tài liệu đại hội 2011 của ngân hàng này không có báo cáo việc nắm giữ cổ phiếu Sacombank hay bất cứ ngân hàng nào. Tuy nhiên, theo tin thị trường, nhóm này đang nắm giữ trên 63% vốn điều lệ Sacombank. Không chỉ cổ đông Sacombank, mà cổ đông PNB và Eximbank cũng đang phấp phỏng chờ kết quả hoạt động Sacombank, cũng như sự sáp nhập (nếu có) từ ba ngân hàng này.
“Sacombank chỉ phù hợp với cổ đông gắn bó”, ông Đặng Văn Thành từng cho biết. Nhóm cổ đông mới cam kết hỗ trợ, kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu Sacombank trong 20 năm qua: trở thành một ngân hàng đa năng và hàng đầu. Song, con người mới, suy nghĩ mới, quyền lực mới, cách điều hành mới có lẽ sẽ khiến bộ máy Sacombank không tránh khỏi sự chệch choạc trong thời gian đầu, mà có khi khắc phục được, có khi không, như một vài doanh nghiệp bị thâu tóm rơi vào, như Tribeco lỗ liên tục và đã huỷ niêm yết.
“Dù kỳ vọng vào lời hứa của lãnh đạo mới, tôi vẫn chưa an lòng vì chưa rõ chân dung thật sự của họ lắm”, một cổ đông Sacombank nói. Cũng như vậy, nụ cười của ông Đặng Văn Thành không tròn được, dù ông và con trai vẫn tại vị trong HĐQT, nhưng với lượng phiếu ít ỏi, những ý kiến trái chiều của ông và con trai (nếu có) sẽ khó lòng ngược dòng trước tám lá phiếu biểu quyết kia.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)