Doanh nghiệp
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Doanh nghiệp không thể làm ngơ
(16:15:48 PM 09/01/2012)
Chính phủ đã vào cuộc
Trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Đào Xuân Hợp cho biết, Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Đáng lo ngại nhất là hiện mực nước biển dâng trong thời gian qua đã và đang khiến diện tích đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị thu hẹp đáng kể, nặng nhất là Cần Thơ mất 80% diện tích đất, TPHCM mất 30% diện tích đất. Không dừng lại đó, theo các chuyên gia, ước tính trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam sẽ tăng 2 - 3°C nhưng cũng có thể cao hơn.
Điều này sẽ kéo theo tình trạng ngập, xâm nhập mặn, hạn hán và thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khốc liệt hơn, gây ảnh hưởng nặng nề lên đời sống người dân, đe dọa sản lượng lương thực khu vực này.
Nhận thức được tác hại đó, từ năm 2002, Việt Nam đã tham gia vào Nghị định thư Kyoto với mong muốn cùng với nhiều nước, nhất là những nước phát triển trên thế giới chung tay cắt giảm khí thải carbon, nhất là trong lĩnh vực sản xuất.
Gần đây nhất, tại hội nghị gia hạn nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa (từ 2012 - 2017), đoàn đại biểu Việt Nam một lần nữa khẳng định quan điểm của nước ta sẽ tiếp tục duy trì và xây dựng những chính sách, định hướng dài hạn cho vấn đề chống biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện rõ nhất là Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Theo đó, mục tiêu được đề ra là phải đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tập trung nâng cao đời sống; hướng đến nền kinh tế carbon thấp, đặc biệt là tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững...; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách. Và cuối cùng là góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...
Còn 70% doanh nghiệp xả khí thải chưa đạt chuẩn
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Văn phòng phát triển bền vững, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam khẳng định, về phía Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu cũng như giải pháp triển khai trong thời gian tới nhằm ứng phó hiệu quả với những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra. Vấn đề còn lại là các tầng lớp trong xã hội sẽ tham gia hưởng ứng như thế nào.
Trên thực tế, thời gian qua việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ mới diễn ra mạnh mẽ đối với cộng đồng. Người dân 16 tỉnh, thành đã tự nguyện tham gia chương trình trồng 1.000.000 cây xanh; thu gom bình nhựa; tham gia dự án hướng đến môi trường ít carbon bằng cách tắt máy khi dừng đèn đỏ trên 20 giây; tham gia chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh - sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…
Thế nhưng, riêng đối tượng chính gây ra nhiều phát thải khí nhà kính nhất là doanh nghiệp thì việc tham gia còn rất hạn chế. Từ năm 2006, Bộ TN-MT đã phối hợp với UBND TPHCM tổ chức giải thưởng doanh nghiệp xanh.
Tuy nhiên, cho đến nay số lượng doanh nghiệp được chứng nhận chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp. PGS Phùng Chí Sỹ, Viện phó Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, cho biết, cho đến nay vẫn còn 70% doanh nghiệp xả khí thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường.
GS Nguyễn Ngọc Trân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhấn mạnh, doanh nghiệp cắt giảm khí thải không nhất thiết phải cắt giảm sản xuất. Họ có thể cắt giảm bằng cách cải thiện dây chuyền, công nghệ sản xuất để tiết kiệm năng lượng sử dụng; xanh hóa sản xuất; sử dụng nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường…
Với những giải pháp cùng với hành động quyết liệt từ phía Chính phủ nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, cộng với sự nỗ lực thay đổi hành vi tiêu dùng của cộng đồng theo hướng thân thiện với môi trường hơn thì việc doanh nghiệp phải tự chuyển đổi theo hướng xanh hóa sản xuất là tất yếu nếu muốn cùng tồn tại và phát triển bền vững trong thời gian tới. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)