Doanh nghiệp
Luật sư Ecuador bị đe dọa giết chết từ vụ kiện với Chevron
(15:32:30 PM 27/03/2014)Các công nhân đang làm sạch hồ Taracoa (một đoạn của con sông Amazon) đã bị dầu làm ô nhiễm. Ảnh: Guillermo Granja/Reuters
Một luật sư người Ecuador đại diện cho một nhóm nông dân yêu cầu Chevron phải bồi thường cho sự ô nhiễm ở khu rừng mưa Amazon cho biết ông đã nhận được những lời đe dọa giết chết.
Luật sư Juan Pablo Saenz trả lời Guardian rằng ông đã nhận được hai cuộc gọi nặc danh đe dọa sẽ giết chết ông. Ông nói rằng “Ở đây, tôi biết mọi người hiện rất quan tâm đến những việc chúng tôi đang làm. Bọn chúng đã nói với tôi rằng ông phải suy nghĩ hết sức cẩn thận về những gì ông sắp làm, chúng tôi không đảm bảo chuyện gì sẽ xảy đến với ông và gia đình ông.”
Ông không biết ai là người đe dọa mình. Những vị luật sư đang xử lí vụ Chevron ở Ecuador hay còn được gọi là vụ “Chernobyl ở Amazon” hiện nay đang được Ủy ban về Nhân quyền Liên Mỹ bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong một phán quyết lịch sử ba năm trước, một tòa án của Ecuador đã tuyên bố rằng Chevron phải bồi thường 18 tỷ USD cho thiệt hại ô nhiễm ở phía đông bắc Ecuador.
Tuy nhiên vào đầu tháng này, một thẩm phán người Mỹ đã nhận ra “dấu hiệu tham nhũng” để thuyết phục tòa án Ecuador đưa ra phán quyết này. Thẩm phán cho rằng các bên tranh chấp đã không còn quyết tâm theo đuổi mục đích ban đầu của họ về những thiệt hại tại tòa án Mỹ nữa, mặc dù các nhà vận động cho biết họ vẫn sẽ quyết tâm lôi kéo các quyết định có lợi về phía họ.
Saenz cho biết tuyên bố tham nhũng là vô căn cứ. Ông cho biết nhân chứng quan trọng trong phiên tòa của Mỹ là một cựu thẩm phán Ecuador, Alberto Guerra, người đã nhận được hơn 10,000 USD một tháng từ Chevron. Hồ sơ tòa án cho thấy, công ty này đã chi tiền cho ông và gia đình di cư từ Ecuador đến Hoa Kỳ.
Một phát ngôn viên của Chevron cho biết: "Số tiền này chỉ là một khoản thanh toán cho thẩm phán Guerra. Chúng tôi đã có một thử nghiệm kéo dài bảy tuần, nơi hàng ngàn mẩu bằng chứng đã được trình bày, từ email đến các đoạn phim, các mục nhật ký, tất cả cho thấy đội ngũ pháp lý của các bên tranh chấp đã gian lận đối với Chevron. Bản án đưa ra đã vượt quá lời khai của cựu thẩm phán Guerra."
Ông nói thêm: "Chevron không chịu trách nhiệm cho bất kỳ ô nhiễm ở Ecuador. Nếu họ đã có bằng chứng khoa học rõ ràng, họ sẽ không phải mất nhiều thời gian dài như vậy để gian lận và hủy hoại bộ máy tư pháp của Ecuador và còn đưa ra một phán quyết sai lầm đối với Chevron.”
"Thật dễ dàng để mọi người tin rằng một công ty dầu lớn đã đi vào một nước Mỹ Latinh trong những năm 1960 và cam kết những điều này, bạn hoàn toàn có thể nhìn vào những bằng chứng cho thấy rằng Texaco đã làm những gì nó phải làm gì và xử lí các khu vực mà họ chịu trách nhiệm.”
Texaco sau đó được tiếp quản bởi Chevron, công ty này đã bị cáo buộc thải 18 tỷ gallon nước thải độc hại và đổ 17 triệu gallon dầu thô vào khu vực Lago Agrio của Ecuador từ năm 1964 đến năm 1990. Khu vực bị ảnh hưởng gần hơn 4.402 km vuông. Người dân địa phương nói rằng đất đai, các con sông đã bị đầu độc và nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe.
Chevron không còn thuộc sở hữu của Ecuador, do đó các bên tham gia đang tranh chấp về mặt pháp lý để buộc công ty phải trả tiền bồi thường thiệt hại tại tòa án Mỹ, Canada, Brazil và Argentina. Họ cũng đang cân nhắc sẽ theo đuổi vụ kiện Chevron ở Anh.
"Chevron cố gắng xây dựng công ty mình như là một thực thể thống nhất cho các cổ đông thấy, tuy nhiên khi thu thập các bằng chứng thiệt hại, họ thình lình rút ra thành hàng loạt các công ty con," Saenz, cho biết việc này với Chevron giống như đang "chiến đấu lại cả một đế chế.”
Năm ngoái, một tòa án Canada phán quyết rằng các nông dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại từ Chevron ở Canada và Saenz nghĩ rằng tòa án Canada sẽ yêu cầu các công ty phải thanh toán trong vòng hai năm tới. "Chúng tôi sẽ giành chiến thắng cuộc chiến này, tuy nhiên việc này cần nhiều thời gian nữa. Chúng tôi muốn cho thấy rằng khi các cộng đồng dù nghèo mà liên kết lại với nhau, họ có thể có được công lý."
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)