Doanh nghiệp
Giết mổ gia cầm lậu tràn lan
(23:11:14 PM 09/12/2011)Mới đây, vụ việc Công ty TNHH Phú An Sinh, một trong những doanh nghiệp (DN) uy tín trong lĩnh vực giết mổ tại TP. HCM, đã phải rao bán gần 80% nhà xưởng để trả nợ gây xôn xao dư luận.
Ngoài lý do tổn thất nặng do chưa có kinh nghiệm trong kế hoạch nhận vốn của Sở NN - PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu mua gom heo, giết mổ cấp đông chạy dịch tai xanh thì việc sản phẩm giết mổ đúng tiêu chuẩn không cạnh tranh lại hàng chợ, đặc biệt là tình trạng giết mổ lậu, kinh doanh gia cầm bất hợp pháp là nguyên nhân khiến công ty lỗ lã.
Thu hẹp sản xuất, bán nhà xưởng
Theo Công ty Phú An Sinh, trước khi di dời về Bà Rịa – Vũng Tàu, cơ sở đặt tại quận 12- TP. HCM, mỗi đêm giết mổ 4.000 – 10.000 con gà, vịt. Thành phẩm làm ra tiêu thụ hết mà không tốn chi phí nào từ đóng gói, bảo quản, vận chuyển lạnh… Khi TP. HCM có kế hoạch ngưng các cơ sở giết mổ, Phú An Sinh chuyển về Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư nhà máy trên dưới 50 tỉ đồng theo tiêu chuẩn an toàn (gia cầm sau khi giết mổ được đóng gói, bảo quản và vận chuyển lạnh...).
Cũng từ đó, Phú An Sinh mất dần khách hàng, thậm chí chỉ còn bằng 10% trước đây bởi người tiêu dùng vẫn giữ thói quen dùng gà “nóng”, thịt “nóng” cho rằng gà “lạnh”, thịt “lạnh” là hàng không tươi, giá bán lại cao hơn “hàng chợ”. Ngoài ra, các cơ sở giết mổ thủ công tại TP. HCM được gia hạn di dời đến năm 2015 càng đẩy Phú An Sinh vào thế khó.
Thịt gà không bảo đảm vệ sinh được bày bán ngoài đường. Ảnh: HỒNG THÚY
Không đến nỗi bi đát như Phú An Sinh nhưng một số DN giết mổ, chế biến cũng gặp trở ngại vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn, Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) có diện tích 5 ha, được trang bị hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại, công suất giết mổ lên đến 100 con heo và 2.000 con gà/giờ.
Tuy nhiên, hiện trung bình nhà máy này chỉ giết mổ, chế biến chưa đầy 100 con heo và khoảng 1.500 con gà. Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc Nhà máy D&F, cho biết: Thị phần của thịt gia súc, gia cầm giết mổ công nghiệp còn quá hẹp, khó tiêu thụ tại các chợ truyền thống mà chủ yếu qua kênh phân phối siêu thị, cửa hàng thực phẩm và một số nhà hàng, khách sạn… Để “nuôi” công nhân, D&F phải gia công cho một tập đoàn sản xuất thực phẩm của Nhật. Đồng thời sắp tới công ty sẽ trang bị tủ mát, mở điểm bán tại các chợ truyền thống, giảm lợi nhuận để cạnh tranh với sản phẩm ở chợ nhưng chưa biết hiệu quả ra sao..
Buông lỏng giết mổ lậu
Giám đốc một DN giết mổ, kinh doanh gia cầm bức xúc: Ra chợ, đâu đâu cũng thấy gà, vịt lậu, không bao bì nhãn mác theo quy định. Người bán bày hàng trên khay, mâm, dùng mút lau bảng để thấm nước làm tươi gà, vịt; thậm chí dùng cả phân urê, hàn the, thuốc tây... ướp vào để thịt tươi từ sáng đến chiều. Tiểu thương vẫn bán buôn như thế ngày này qua ngày nọ mà không thấy bị xử phạt, tịch thu gì. Trong khi đó, nếu hàng của DN không bảo quản trong tủ mát thì lập tức sẽ bị “sờ gáy”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều chợ nhỏ lẻ, nhất là chợ tự phát, gần như không kiểm soát nổi tình trạng bày bán thịt heo không có dấu kiểm soát của cơ quan thú y. Tuần nào Chi cục QLTT và Thú y TP. HCM cũng bắt giữ hàng chục vụ, với số lượng hàng trăm ký cho đến cả tấn. Chi cục Thú y TP. HCM cũng thừa nhận, trên địa bàn có khoảng 140 điểm kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép.
Riêng các lò giết mổ heo lậu tuy có giảm nhưng vẫn còn không dưới 50 điểm với quy mô giết mổ tương đối lớn, tập trung nhiều ở khu vực phường 15, quận Tân Bình; phường 12, phường 13, quận Gò Vấp; một số khu vực xã Vĩnh Lộc, xã Bình Chánh thuộc huyện Bình Chánh...
Thú y cũng bất lực Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết một mình thú y không thể nào kiểm sót nổi. Cách đây vài năm, TP đã chỉ đạo chính quyền địa phương các quận, huyện chịu trách nhiệm về tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm lậu xảy ra trên địa bàn mình; chi cục chỉ là lực lượng thành viên trong đoàn liên ngành để thực hiện công việc về chuyên môn. Riêng việc kiểm soát giết mổ lậu được giao cho chi cục quản lý nhưng thú y không có chức năng kiểm tra nhà dân (kể cả là nơi giết mổ) nên rất khó phát hiện xử lý giết mổ lậu. Vì vậy tình trạng giết mổ lậu đang hoạt động mạnh trở lại. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)