Doanh nghiệp
Bảo vệ thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng
(09:21:40 AM 12/09/2012)Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 9/2011, mật ong rừng U Minh Thượng ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thế nhưng, sản lượng mật ong rừng U Minh Thượng thời gian gần đây sụt giảm, khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là cây tràm ngày càng mất giá, người dân phá dần để chuyển đổi ngành nghề khác.
Ảnh minh họa
Hàng năm, sản lượng mật ong khai thác tại U Minh Thượng khoảng 1.000 - 1.200 lít. Giá mật ong bán lẻ tại rừng 250.000 - 300.000 đồng/lít. Mật ong nguồn lợi kinh tế không nhỏ của cư dân làng rừng, nhưng do cây tràm mất giá nên diện tích tràm ở các xã Minh Thuận, An Minh Bắc (U Minh Thượng), Đông Hưng, Đông Hưng B (An Minh) thu hẹp dần, kéo theo sản lượng mật ong giảm, ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng mật ong của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Hoàng Oanh, một trong những người đăng ký nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng ngụ xã Minh Thuận cho biết: Gần đây, do người dân trong xã phá tràm để chuyển sang trồng mía và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn nên số lượng đàn ong tập trung về đây ít, lượng mật ong thu về giảm hơn 50% so với trước. Còn ông Nguyễn Văn Thọ, người có thâm niên 40 năm làm nghề gác kèo ong ở xã Minh Thuận chia sẻ: Trước đây tràm còn nhiều, mỗi mùa gác kèo ong, tôi có thể thu hoạch vài trăm lít, nhưng mấy năm nay chỉ thu hoạch vài chục lít/năm, không đủ bán. So với sức mua bây giờ, gia đình tôi phải có từ 500 lít mật ong trở lên mới đủ đáp ứng nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết: Là đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng, thời gian tới, Hội thành lập lại các tổ gác kèo ong truyền thống. Hội phát động các hộ kinh doanh mật ong phải đăng ký nhãn hiệu tập thể thông qua cơ quan chuyên môn; kết hợp với các cơ quan chức năng vận động nhân dân trồng lại cây tràm; tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý, cơ sở kinh doanh mật ong phải đảm bảo chất lượng để bảo vệ thương hiệu mật ong và quyền lợi người tiêu dùng.
Trước thực trạng mật ong bị giảm sút về sản lượng, thiết nghĩ các cấp, các ngành chức năng các huyện vùng U Minh Thượng cần tăng cường công tác quản lý, tái tạo và quy hoạch lại diện tích trồng tràm. Ngoài vận động nhân dân trồng tràm, Nhà nước đầu tư các kênh thủy lợi để giữ nước bảo vệ rừng, thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp cá - tràm - ong; dạy nghề nuôi ong lấy mật… Đây là cơ sở phát triển bền vững nghề nuôi ong, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)