Doanh nghiệp
8 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2012
(08:49:05 AM 20/12/2012)1. Thâu tóm Sacombank và những vụ thoái vốn ồn ào
![]() |
Đầu năm 2012, những thông tin về việc Sacombank bị thâu tóm tiếp tục làm nóng thị trường chứng khoán với sự hỗ trợ của hàng loạt tin đồn bán tháo cổ phiếu STB. Mở đầu trào lưu thoái vốn khỏi ngân hàng này là 2 cổ đông lớn là REE và ANZ đã bán gần 150 triệu cổ phiếu STB vào tháng 1/2012. Chưa đầy 2 tháng sau, 70 triệu cổ phiếu STB khác được 4 cổ đông của ngân hàng này đăng ký bán hết.
Hầu hết số cổ phiếu này đều được chuyển nhượng thỏa thuận và rơi vào tay ông Trầm Trọng Ngân cùng 2 công ty khác có quan hệ với ngân hàng Eximbank. Đỉnh điểm của đợt sóng chuyển nhượng cổ phiếu Sacombank là vào ngày 5/6, có tới 51 triệu cổ phiếu STB được sang tay theo hình thức thỏa thuận, chiếm một nửa giá trị giao dịch của phiên. Tuy nhiên, mới đây, ông Trầm Trọng Ngân đã bất ngờ đăng ký thoái toàn bộ trên 48 triệu cổ phần STB từ ngày 17/12, giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng nhẹ trên 2,5% trong 3 phiên gần đây.
2. Bầu Kiên bị bắt
![]() |
Ngày 21/8, thông tin về việc ông Nguyễn Đức Kiên - cổ đông lớn của nhiều ngân hàng bị bắt - khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, khoáng sản, tài chính... theo chân các mã ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu của Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Eximbank (EIB) - 2 mã được coi là có liên quan đến bầu Kiên - giảm sàn trong 3 phiên liên tiếp.
Giá trị thị trường trong phiên ngày 21/8 "bốc hơi" khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó các đại gia ngành ngân hàng hao hụt hàng trăm tỷ đồng chỉ sau 1 phiên. Hiệu ứng domino khiến thị trường chứng khoán, sau hơn 1 năm kể từ khi lâm vào khủng hoảng trong năm 2009, mới chứng kiến cảnh cổ phiếu bị bán tháo ồ ạt đến thế khi bảng điện tử của cả 2 sàn trong suốt 1 tuần sau đó liên tục trống trơn các lệnh dư mua, trong khi dư bán sàn lên tới cả chục triệu đơn vị.
3. Hỗn loạn tin đồn trên sàn chứng khoán
![]() |
Ngay sau thông tin bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán lâm vào tình trạng "bội thực tin đồn". Một số VIP ngân hàng, chứng khoán rơi vào "tầm ngắm" của những người đưa tin thất thiệt, như Chủ tịch Masan, Techcombank, Eximbank hay ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank và CEO chứng khoán Bản Việt Tô Hải với nội dung chủ yếu là bị bắt, bị quản thúc hay bị cơ quan điều tra triệu tập.
Ngay sau đó, với sự xuất hiện của những nhân vật này, tin đồn dần được xóa bỏ. Tuy nhiên, hậu quả để lại là trong suốt thời gian hơn 1 tuần các tin đồn này được lan truyền trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng và các công ty có liên quan tới những VIP này liên tục giảm giá hoặc chững giao dịch, thậm chí bị cắt margin như MSN, EIB, STB…
4. HNX - Index chạm đáy trong năm 2012
![]() |
10 phiên giảm điểm liên tiếp kể từ 24/10 đã kéo chỉ số sàn Hà Nội lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 50 điểm. Ngày 6/11, HNX-Index đóng cửa tại 50,66 điểm, thấp nhất trong 7 năm thành lập. Đây cũng là một trong những phiên mà sàn Hà Nội có lượng cổ phiếu giao dịch thấp nhất trong vòng hơn 1 năm, với chưa đầy 27 triệu đơn vị.
5. 1,9 tỷ cổ phiếu GAS lên sàn
![]() |
Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas đã niêm yết toàn bộ 1,895 tỷ cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán GAS vào ngày 21/5. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 36.000 đồng. Với khối lượng niêm yết và mức giá chào sàn này, PV Gas đã chính thức trở thành công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên cả hai sàn với mức trên 77.410 tỷ đồng ngay trong ngày đầu tiên giao dịch.
6. HAG hủy niêm yết trái phiếu trên sàn chứng khoán Singapore
![]() |
Ngày 20/8/2012, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) công bố thông tin về việc hủy niêm yết 90 triệu USD trái phiếu quốc tế trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX). Như vậy, sau hơn 1 năm tiên phong niêm yết trên sàn ngoại, HAG quyết định dừng cuộc chơi. Việc rời bỏ “ao ngoại” được HAG lý giải là do số lượng trái chủ nắm giữ trái phiếu quốc tế của HAG không nhiều, có ít giao dịch được thực hiện và việc hủy niêm yết sẽ giúp HAG tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Thực tế, HAG không phải là cái tên duy nhất của chứng khoán Việt muốn lấn sân sang thị trường ngoại. Trước HAG có Gemadept ngỏ ý muốn niêm yết tại Hong Kong từ 2003, rồi Cavico có mặt trên sàn NASDAQ trong gần 2 năm trước khi bị hủy bắt buộc giữa năm 2011. Những công ty lớn như Kinh Đô, SSI, FPT, PVFC, Vinamilk... cũng từng rục rịch chuẩn bị kế hoạch xuất ngoại, mới nhất là GAS cũng nuôi mộng lên sàn ngoại. Nhưng đến nay, tất cả những gì mà doanh nghiệp Việt làm được chỉ dừng lại ở phát hành các công cụ nợ như trái phiếu của Vincom niêm yết tại SGX, chứng chỉ lưu ký toàn cầu (DRG) niêm yết tại thị trường chứng khoánLondon của HAG.
7. Sếp công ty chứng khoán bị bắt
![]() |
Ngày 2/8, cơ quan công an đã khởi tố và bắt tạm gia 2 sếp lớn Công ty chứng khoán SMElà ông Phan Huy Chí - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SME và ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT SME. Theo đó, ông Chí đã giả mạo giấy tờ của một cá nhân để tham gia góp vốn mua cổ phiếu của một công ty chứng khoán, gây ra thiệt hại hơn 60 tỷ đồng.
Trước đó, cựu CEO Công ty chứng khoán Liên Việt (LVS) là ông Hoàng Xuân Quyến cũng bị bắt theo đơn tố cáo của HĐQT LVS với tội danh lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cho thế chấp cổ phiếu OTC mà không thuộc thẩm quyền, gây thiệt hại tài chính cho công ty. Việc bắt giam xảy ra 1 năm sau khi ông Quyến thôi chức CEO tại Chứng khoán Liên Việt.
Mới đây, ông Phan Minh Anh Ngọc - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Cao Su (RUBSE), nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao Su Việt Nam (RFC) đã bị bắt tạm giam cùng một vài nhân vật khác của RFC do những sai phạm trong cho vay tín dụng ở công ty này.
8. Hàng loạt công ty chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên
![]() |
Tính đến 15/12, trên cả 2 sàn giao dịch đã có 9 công ty chứng khoán tự nguyện và bị bắt buộc chấm dứt tư cách thành viên, bao gồm Công ty chứng khoán Trường Sơn, Âu Việt, Tràng An, Nam An, An Phát, SME, Đông Dương, Sao việt, Hà Nội. Các công ty này trước đó đều đã rút nghiệp vụ môi giới khỏi hoạt động kinh doanh, thua lỗ triền miên hoặc không bảo đảm các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
-
Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
-
Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
-
Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
-
Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
-
Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
-
Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
-
Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
-
Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
- Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn
- ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
- Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
- Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)