Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Bị phạt nhiều lần, doanh nghiệp Tấn Nhất Phương vẫn xả thải gây ô nhiễm 
(22:53:24 PM 14/02/2014)
Đường ống doanh nghiệp đặt để xả thải- Ảnh: Thủy sản VN
Chính vì thế, từ mùng 6 Tết Giáp Ngọ, người dân đã phải phản ánh với chính quyền địa phương về tình trạng ô nhiễm và Phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Xuyên đã phối hợp với xã Thạnh Phú có cuộc kiểm tra hiện trường, lập biển bản với doanh nghiệp Tấn Nhất Phương về việc gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu dân cư.
Điều đáng nói là đây là lần thứ 4 doanh nghiệp bị lập biên bản vi phạm, với mức xử phạt 50 triệu đồng do hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn gây ô nhiễm từ 10 lần trở lên, tái vi phạm nhiều lần. Đồng thời UBND huyện Mỹ Xuyên yêu cầu trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thực hiện việc xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định...Trước đó, doanh nghiệp này đã có 3 lần bị UBND huyện Mỹ Xuyên và Thanh Tra Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh lập biên bản, ra quyết định xử phạt với tổng cộng trên 74 triệu đồng.
Theo ông Mai Thanh Cầu, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú thì Doanh nghiệp Tấn Nhất Phương có 2 chi nhánh, 1 ở ấp Cần Đước và chi nhánh 2 ở ấp Khu 2 (xã Thạnh Phú). Hàng ngày, cả 2 chi nhánh của doanh nghiệp này sử dụng khoảng trên dưới 100 lao động để sơ chế tôm đông lạnh. Việc xả thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà đang là mối lo cho cho cả người dân và chính quyền địa phương. Dòng kênh Cần Đước là kênh tạo nguồn trữ ngọt liên thông với nhiều dòng kênh thẻ khác phục vụ tưới tiêu trên diện tích cả ngàn ha lúa, khi dòng kênh bị ô nhiễm quá thì buộc thủy nông huyện phải cho mở cống xả nước ra sông lớn Nhu Gia, trong khi đó sông này đang bị nhiễm mặn, nếu mở cống sẽ ảnh hưởng đến cây lúa và hoa màu của người dân.
Mặc dù đã nhiều lần bị lập biên bản vi phạm quả tang và có quyết định xử phạt nhưng việc khắc phục của doanh nghiệp chưa có chuyển biến dù mỗi lần nhận quyết định thì chủ doanh nghiệp đều có cam kết khắc phục. Đến nay, cả 2 cơ sở trên vẫn tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của bà con.
Ngày 11/2, phóng viên có mặt tại hiện trường, nhiều người dân rất bức xúc cho biết: Thường doanh nghiệp này xả thải vào khoảng 7-8 giờ tối đến chạng vạng sáng hôm sau. Bà Lê Thị Bích Nga - một người dân sống gần khu vực xả thải ở ấp Khu 3 cho biết, trong vụ lúa trước, gia đình chị đã chịu lỗ nặng khi năng suất thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 700 kg/công (1.300m2), trong khi những vụ lúa trước đều đạt trên 1 tấn/công. Còn vụ này chưa biết sẽ như thế nào hiện nay nước đang bị ô nhiễm, nếu bơm lên ruộng làm ảnh hưởng không chỉ diện tích mặt ruộng mà còn làm ô nhiễm cả khu vực canh tác trước đây.
Những ngày doanh nghiệp xả thải nhiều, các hộ dân sống dọc hai bên kênh Cần Đước phải khép kín cửa cả ngày vì mùi nước hôi thối bốc lên từ dòng kênh, dù 2 cống Trà Tép và cống Rạch Sên mở ra sông Nhu Gia đã mở để nước lưu thông, nhưng chỉ cần những cơn gió thoảng nhẹ là mùi hôi đã xộc lên không thể chịu nổi.
Hàng chục hộ dân sống ở khu vực xả thải của doanh nghiệp Nhật Phượng, đại diện cho nhân dân 2 ấp Cần Đước và ấp Khu 3 đã cùng ký tên gửi kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Còn ông Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cũng thừa nhận đã “bó tay” với doanh nghiệp, xã không đủ thẩm quyền để xử lý và việc giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm, tái phạm của doanh nghiệp Tấn Nhất Phương địa phương đang chờ sự “mạnh tay” của các cấp có thẩm quyền cao hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)