Sống khỏe » Dinh dưỡng
Nước máy pha lithium chống trầm cảm bằng
(08:25:03 AM 12/01/2012)
Ảnh minh họa
Trên thế giới hiện có khoảng 340 triệu người mắc chứng trầm cảm, tăng hơn 10 lần so với năm 1970. Ước tính vào năm 2020, trầm cảm có thể là căn bệnh phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau tim mạch. Không gây tử vong trực tiếp, nhưng bệnh này khi trở nặng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tự tử. Ngoài ra, trầm cảm cũng gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Phí tổn không chỉ ở tiền thuốc men mà còn ở những hao hụt về thành phẩm lao động do người bị trầm cảm thường làm việc kém hiệu quả, thậm chí bỏ hẳn nhiệm sở. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đang rất quan tâm đến các chương trình ngăn chặn “căn bệnh thế kỷ” này.
Tại một hội thảo khoa học mới đây ở Ireland, chuyên gia tâm lý, đồng thời là cựu nghị sĩ Moosajee Bhamjee nhận định: “Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy có thể giảm số lượng người bị trầm cảm và tìm đến cái chết nhờ việc thêm lithium vào nguồn nước uống. Chất này có tác dụng giúp điều hòa tình trạng rối loạn tinh thần cho bệnh nhân”. Một nghiên cứu tại bang Texas vào năm 1990 cho thấy tỷ lệ tự tử, giết người và tội phạm tình dục ở những hạt có nước máy chứa lithium thấp so với những hạt còn lại. Báo cáo khoa học năm 1999 tại Nhật cũng cho kết luận tương tự đối với các trường hợp tự tử. Còn theo công trình nghiên cứu đăng trên chuyên san y khoa The Lancet vào cuối năm 2009, có đến 41% trong số 330 bệnh nhân bị rối loạn tâm lý thuộc 41 trung tâm trị liệu của Anh, Ý, Pháp, Mỹ đã không hề bị tái phát trong 2 năm được dùng thuốc có chứa hoạt chất lithium.
Ireland hiện có 200.000 người bị trầm cảm và giới chức y tế vẫn chưa đưa ra được biện pháp phòng chống mang tính “đột phá” nào. Theo chuyên gia Bhamjee, chính phủ nước này cần đưa một lượng nhỏ muối lithium (theo chuẩn an toàn) vào nguồn nước máy và xem xét kết quả đạt được. Trước đây, một số nước cũng từng thêm fluor vào nguồn nước cung cấp cho dân chúng để phục vụ nhu cầu y tế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
-
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
-
Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
-
Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
-
12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
-
“Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
-
Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
-
Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
-
Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)