Trao đổi - Phản biện » Xã hội
TP HCM: Dân chịu không nổi cảnh ngập phải bán nhà đi lánh nạn
(20:09:11 PM 08/11/2015)
Một hộ dân ở đường Ấp Chiến Lược (Q.Bình Tân, TP.HCM) phải bơm nước từ trong nhà ra ngoài sau cơn mưa ngày 9-9 - Ảnh: Đức Phú
Nhiều cử tri được mời đến trường quay đã bày tỏ nỗi khổ vì ngập mà họ phải chịu đựng trong nhiều năm nay.
Cử tri Lê Quốc Trị, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân bức xúc nói: “Kênh Chiến Lược 10 năm nay cứ đến mùa mưa là ngập. Năm nay ngập hơn năm trước là 30 cm, nhiều nơi ngập tới 70 cm. Ông Trị còn cho biết mọi hoạt động buôn bán, làm ăn, học hành của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồ đạc trong nhà hư hỏng. Nhiều nhà ngập nặng quá phải kiếm chỗ khác lánh nạn. Có nhà cực quá chịu hết xiết phải bán nhà đi nơi khác ở".
Cử tri Nguyễn Việt Hùng, ngụ phường 16, quận 8 than thở rằng hễ triều cường lên là khốn khổ, con nít đi học không được, nhà nào buôn bán thì ế ẩm. Chưa kể nước tràn vô nhà dọn dẹp bở hơi tai. Nhiều bữa ngủ dậy thấy nước ngập, giày dép, nồi niêu xoong chảo trôi đâu hết.
“Nước ngập 4-5 tấc, mà thời gian ngập cũng kéo dài, nhiều khi 3-4 tiếng mới rút. Hệ thống thoát nước thì xuống cấp nên nước cứ thế tràn vô nhà dân”- ông Đoàn Thanh Xuân, cử tri xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn phản ánh.
Chia sẻ với những bức xúc của cử tri, Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP cho biết vừa qua HĐND TP tổ chức giám sát tình trạng ngập trên địa bàn TP thì thấy rằng TP đã có một số công trình chống ngập mang lại kết quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khu vực, nhiều tuyến đường ngập nặng khi mưa lớn, triều cường. Cử tri than phiền rất nhiều mà các giải pháp của chúng ta chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Điển hình như giải pháp xây hồ điều tiết thì nhiều khả năng sẽ giảm được ngập nhưng việc này cũng chỉ mới ở giai đoạn bước đầu. Nếu làm nhanh được chuyện này thì việc tiêu thoát nước sẽ tốt hơn.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập ngập TP, sở dĩ có tình trạng ngập như hiện nay, ngoài nguyên nhân khách quan thì có cả nguyên nhân chủ quan.
“Công tác nạo vét kênh rạch, khơi thông dòng chảy dù có nỗ lực nhưng kết quả còn rất khiêm tốn so với yêu cầu. Rồi hệ thống thoát nước không đảm đương nổi khi số dân của TP đã tăng lên xấp xỉ 10 triệu người. Thêm vào đó công tác quản lý kênh rạch còn nhiều vấn đề, tình trạng lấn chiếm kênh rạch, xả rác trên kênh vẫn diễn ra”- ông Dũng dẫn chứng.
Về vấn đề này, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở xây dựng cho rằng muốn giải quyết tốt chuyện chống ngập phải có giải pháp di dời và tổ chức cuộc sống cho người dân đang sống ven kênh rạch.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm lưu ý vừa rồi Đại hội đảng bộ lần thứ X của TP nhận định các công trình chống ngập thiếu bền vững, khả năng tái ngập cao. Bà Tâm đề nghị các cơ quan chức năng khi đưa ra giải pháp cần lưu ý đến tính khả thi, trong đó chú trọng việc khai thông các dòng kênh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)