Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ sáu, 18/04/2025, 23:39:39 PM (GMT+7)
Sửa Luật Đất đai: Đừng lo tích tụ ruộng đất!
(21:08:44 PM 17/02/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Chúng ta đang có một nền sản xuất nông nghiệp mà đất đai bị phân tán, lô thửa manh mún. Vì thế, tích tụ ruộng đất là định hướng phát triển của các chính sách nông nghiệp, là mơ ước của nông dân
>> VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” >> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
Một số người lo ngại tích tụ ruộng đất sẽ tạo ra địa chủ mới. Không ít người khác lại cho rằng phải tích tụ nhiều ruộng đất (một nông dân có vài chục đến cả trăm hecta) mới phát triển được nông nghiệp, cơ giới hóa được sản xuất. Các ý kiến này đều duy ý chí.
ĐBSCL: Chỉ tích tụ lẻ tẻ
Hiện nay, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra lẻ tẻ không đáng kể ở ĐBSCL. Tích tụ ruộng ở đây diễn ra mạnh mẽ nhất từ năm 1980 đến đầu năm 2005. Đầu những năm 1980, Nhà nước phân chia lại ruộng đất. Lúc này, giá đất rất rẻ nhưng làm lúa không có lời do năng suất thấp, giá lại thấp.
Những năm kế tiếp, lúa chuyển từ một sang 2 vụ. Nhiều nông dân làm lúa lỗ nên phải bán đất. Một số người được cấp đất nhưng không biết làm lúa, đã bán đất để lấy vốn đầu tư vào ngành nghề khác. Trong khi đó, những nông dân làm lúa hiệu quả đã nhịn ăn, nhịn mặc để lấy tiền mua đất.

Tích tụ ruộng đất là mơ ước của nhiều nông dân. Ảnh: Ngọc Trinh
Quá trình mua đất (hay tích tụ đất) của nông dân diễn ra thường xuyên nhưng chậm chạp với số lượng nhỏ. Gia đình nông dân phải dành dụm, dùng phần lớn lợi nhuận từ làm lúa, thường rất ít ỏi, rồi vay mượn thêm để mua đất, sau đó làm lúa trả dần.
Trước đây, Nhà nước cấm mua bán đất ruộng nhưng nông dân vẫn mua bán với nhau bằng cách làm giấy tay. Nay thì nông dân được phép bán quyền sử dụng đất. Nhiều nông dân mua được nhiều ruộng đất, khi có một số vốn kha khá đã chuyển sang kinh doanh những lĩnh vực phi nông nghiệp và để có vốn làm ăn, họ phải bán đất. Một số người mua được nhiều ruộng đất.
Không tạo ra địa chủ mới
Hiện nay, nông dân còn làm ruộng là những người sống được với nghề nông, họ không có nhu cầu bán đất. Giá đất rất cao, khoảng 450-500 triệu đồng/ha. Làm 1 ha lúa 2 vụ/năm lời khoảng 20-30 triệu đồng.
Nhiều người có tiền nhưng không mua đất vì kinh doanh lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Người có tiền muốn mua ruộng làm lúa cũng rất khó vì nông dân ít người bán. Cho nên, dù Nhà nước cho phép tích tụ đất tự do cũng không tạo ra địa chủ mới.
Nông dân có đất, vì lý do gì đó không làm mà cho người khác thuê quyền sử dụng đất, là chuyện bình thường, không có gì đáng nói. Tại sao mọi người có quyền cho thuê nhà, xe… mà nông dân lại không được phép cho thuê đất?
Không cần tích tụ thêm ruộng đất mới cơ giới hóa được sản xuất. ĐBSCL có thể cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng cách: Những người có tay nghề mua máy gặt đập liên hợp về thu hoạch lúa thuê cho nông dân. Lô thửa ở ĐBSCL hoàn toàn có thể đáp ứng được việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và cơ giới hóa việc làm đất.
Cũng không phải tích tụ ruộng đất mới tạo được thương hiệu. Đây là nhiệm vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Do hiện nay được độc quyền ăn chênh lệch đầu tấn nên các doanh nghiệp trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam chẳng quan tâm đến việc tạo thương hiệu cho hạt gạo và cả chính doanh nghiệp mình.
Nói rằng tích tụ ruộng đất để tạo mối liên kết chắc chắn giữa doanh nghiệp và nông dân cũng không đúng. Trong quan hệ mua bán lúa với doanh nghiệp, quyền lợi nông dân chỉ được bảo đảm khi được đặt dưới sự bảo trợ và giám sát của Chính phủ.
Tóm lại, có tích tụ thì có phân tán, đời cha mua thì đời con có thể bán. Chúng ta không nên lo sợ tích tụ ruộng đất nhưng cũng không nên ảo tưởng về sức mạnh của tích tụ ruộng đất. Vì vậy, điều quan trọng khi sửa Luật Đất đai là Nhà nước nên tư hữu hóa ruộng đất cho nông dân, nên bỏ hạn điền để tạo động lực cho họ tích tụ ruộng đất.
Tạo việc làm phi nông nghiệp Muốn việc tích tụ ruộng đất diễn ra nhanh chóng và tự nhiên, Nhà nước nên có những chính sách tạo việc làm phi nông nghiệp cho con cái của nông dân để họ có nghề kiếm tiền đủ sống thì sẽ bán đất. Nhà nước cũng cần phải có những chính sách phát triển nông nghiệp căn cứ vào lô thửa manh mún hiện tại, chứ không thể đợi tích tụ đủ ruộng đất mới ra chính sách. |
HOÀNG KIM/ NLD
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)