Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Quảng Trị: sạt lở nặng bờ sông Nhùng do cạn nước
(11:28:06 AM 15/11/2014)
Bờ sông Nhùng đoạn qua thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) sạt lở, kéo theo một đoạn đường làng rơi xuống sông - Ảnh: Q.Nam
Ngày 13-11, ông Lê Đa Sơn, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị, cho biết đơn vị này đã kiểm tra tình hình sạt lở tại vùng ven bờ sông Nhùng, thuộc thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị).
Theo người dân ở thôn Xuân Lâm, trước đó khoảng một tuần khu vực bờ sông này đã xảy ra một vụ sạt lở bất thường.
Tuy mực nước sông cạn nhưng bờ sông vẫn sạt xuống liên tục. Đoạn bị sạt dài hơn 50m, nơi sạt lở sâu nhất khoảng 7-8m. Trong đó, có một đoạn sạt lở đã phá hỏng một đoạn đường giao thông nông thôn và ăn vào sát mép sân nhà dân.
Ông Sơn cho biết sau khi kiểm tra, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã quyết định di dời khẩn cấp một hộ dân ở sát bờ sông, nhiều hộ dân khác gần đó cũng được cảnh báo nguy hiểm bởi dự báo bờ sông này sẽ còn tiếp tục sạt lở.
Về yếu tố bất thường trong vụ sạt lở này, ông Sơn nói do năm nay ít mưa, nước sông Nhùng cạn hơn mọi năm trong khi vùng đất này là đất cát pha, độ kết dính khá thấp.
“Trước đó mấy ngày trời có mưa, nước sông có dâng lên một chút rồi xuống trở lại. Việc này làm nước ngầm rút nhanh kéo theo đất bờ sông bị sạt lở” - ông Sơn giải thích.
* Cùng ngày, ông Trần Quang Phước, trưởng phòng trồng trọt - chăn nuôi Sở NN - PTNT Thừa Thiên - Huế, cho biết nguy cơ thiếu nước trong vụ đông xuân sẽ rất cao.
Theo ông Phước, sở đã yêu cầu các địa phương tu sửa bờ ao, đập dâng để giữ nước, đồng thời tu sửa và đầu tư mới các trạm bơm nội đồng để chủ động chống khô hạn, miễn thủy lợi phí cho người dân trong năm 2015.
Ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Đài khí tượng thủy văn Thừa Thiên - Huế, cho biết thời tiết năm nay ở Huế quá bất thường, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, lượng mưa trong năm thấp nhất từ 38 năm trở lại đây (từ năm 1976).
Cụ thể, từ đầu năm đến cuối tháng 10 lượng mưa chỉ đạt 1.460 mm, trung bình mọi năm là 3.200 mm.
Theo ông Hùng, năm nay mọi quy luật thời tiết thông thường đều bị phá vỡ. Hiện nay đã đến nửa đầu tháng 11, tại Thừa Thiên - Huế vẫn chưa có cơn lũ nào, mưa chủ yếu ở đồng bằng, vùng núi khô hanh, dòng chảy các sông rất thấp.
Dự báo ở Huế, từ nay đến Tết Nguyên đán khả năng xảy ra lũ lớn hay mưa nhiều trên diện rộng rất thấp, thậm chí không có.
Mực nước các hồ chứa ở Thừa Thiên - Huế hiện rất thấp, lượng nước chỉ đạt khoảng 40% dung tích hồ.
Hồ thủy điện Hương Điền mới tích được 49,9m (mực nước dâng bình thường là 58m), còn hồ thủy điện Bình Điền cũng chỉ tích được 65m (mực nước dâng bình thường là 85m), hồ Tả Trạch tích được 22m (mực nước dâng bình thường 45m).
Ông Nguyễn Quang Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền - cho biết nhà máy chỉ hoạt động 60% công suất, đang phải chạy cầm chừng để bảo đảm an toàn năng lượng trong mùa khô năm sau, sản lượng điện chỉ đạt 48% kế hoạch năm.
Nhà máy thủy điện Hương Điền cũng đang rơi vào tình trạng tương tự
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)