Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Người dân đổ tiền đổi bao lì xì cầu may
(10:55:10 AM 12/02/2014)( Ảnh minh họa )
Theo ông Lưu Cam – Đại diện Ban quản lý chùa Bà, năm nay chùa Bà chuẩn bị hơn 700 ngàn bao lì xì để lì xì cho khách hành hương đến cầu tài, cầu lộc. Bao lì xì màu đỏ trong có miếng giấy in hình tượng phật. Dự báo năm nay, lễ hội chùa Bà sẽ đón trên 700 ngàn lượt người. Lễ hội Rằm tháng Giêng dự kiến thu hút lượng khách lên đến hàng trăm ngàn người tham gia xem biểu diễn múa lân sư rồng và rước kiệu Bà.
Có thể nói, văn hóa đi chùa đang là vấn đề đáng bàn bởi những ngày qua hầu như người hành hương nào đến chùa Bà cũng sử dụng đến tiền. Người ít thì vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn đồng dùng để đổi một bao lì xì cầu may đầu năm. Theo quan niệm của người dân, nếu được bao lì xì tại chùa Bà thì năm đó sẽ hên, làm ăn thuận lợi nên phần lớn người dân ở Bình Dương cũng như khu vực miền Nam cứ sau đêm giao thừa thường kéo đến chùa Bà để cầu may bằng việc dùng tiền mặt đổi lấy bao lì xì của chùa Bà.
Tại chùa Bà, có nhiều hòm công đức đặt bên trong chùa để người dân phát tâm công đức và được phía nhà chùa phát lại lộc là bao lì xì. Việc dùng tiền để lấy lộc là bao lì xì tại chùa Bà diễn ra nhộn nhịp. Những cánh tay liên tục nhét tiền vào thùng công đức nhưng không thấy một ai phàn nàn về việc này, việc dùng tiền đổi bao lì xì diễn ra bình thường đối với mỗi người khi vào viếng chùa Bà.
Chị Nguyễn Thị Kim Loan, khách hành hương đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi đi chùa, dùng tiền cúng vào hòm công đức của chùa Bà chứ không dùng tiền rải khắp các sân chùa, dán vào tượng phật như ở nơi khác". Chị Thanh Thúy, khách hành hương ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, năm nào cũng đi cầu lộc đầu năm ở chùa Bà, cầu nguyện cả năm làm ăn may mắn hơn.
Do quan niệm đi chùa cầu may, chùa Bà là ngôi chùa thu hút khách hành hương đông nhất ở miền Đông Nam bộ, bởi vậy, việc dùng tiền đổi bao lì xì cầu may ngày càng gia tăng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)