Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Mối đe dọa từ đập thủy điện Don Sahong
(08:25:50 AM 22/08/2014)
Ẩn họa từ đập thủy điện
Lưu vực Mê Kông là lưu vực sông lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm một phần lãnh thổ của 6 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc. Lưu vực này có tổng lượng cá tự nhiên lên đến 2,6 tỉ tấn/năm, và có tiềm năng nuôi sống cho 300 triệu người.
Đây cũng là lưu vực có mức đa dạng sinh học đứng thứ 2, và là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều quốc gia trong khu vực đã và đang tiến hành xây các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông, đã tạo ra những mối đe dọa, trong đó, vùng ĐBSCL là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thủy sản ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông.
Hiện tại, trên dòng chính Mê Kông, Trung Quốc đã có 4 đập thủy điện đang xây dựng, 4 đập đang có kế hoạch xây; Campuchia có 2 đập đang có kế hoạch xây. Riêng Lào, sau khi khởi công đập Xayaburi trong năm 2012, quốc gia này đang chuẩn bị xây đập Don Sahong với chiều cao 32m, kiểu đập không hồ chứa, công suất lắp máy 260MW.
PGS-TS Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐH Cần Thơ) - cho biết: Thủy điện Don Sahong có thể làm giảm nhiều loại cá đặc hữu ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cùng với những đập thủy điện khác trên dòng chính có thể sẽ diệt vong giống cá da trơn và các loài cá di cư khác.
Nghiêm trọng hơn, chúng sẽ tạo ra mối đe dọa mất an ninh nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và làm suy giảm hệ sinh thái. “ĐBSCL là vựa lúa quốc gia, khi mất an ninh nguồn nước, sẽ khó duy trì được vấn đề an ninh lương thực, từ đây sẽ dẫn đến nhiều mối đe dọa khác” - PGS-TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm.
Mập mờ quan điểm
Theo Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers), đánh giá chuyên môn độc lập của “Dự án thủy điện Don Sahong, đánh giá tác động môi trường (ĐTM)” được ủy nhiệm bởi Tổ chức Sông ngòi Quốc tế đã chỉ ra rằng, ĐTM còn nhiều hạn chế và thiếu thông tin cần thiết để hiểu rõ mức độ nghiêm trọng về các tác động tiềm ẩn của dự án. Đặc biệt, đập Don Sahong sẽ chặn kênh Hou Sahong - con kênh mà các nhà khoa học và Ủy hội sông Mê Kông công nhận có vai trò cực kỳ quan trọng đối với luồng cá di cư.
Tác động của dự án sẽ đe dọa nghề cá trong đất liền, sinh kế và an ninh lương thực trong khu vực. ĐTM cho rằng, tác động lên nguồn thủy sản sẽ không đáng kể, vì tác động tiêu cực có thể được giảm nhẹ, tuy nhiên, tuyên bố này là vô căn cứ. Các biện pháp giảm thiểu chưa bao giờ được thử nghiệm ở Mê Kông và cũng không rõ có thành công hay không.
Trước đó, khi chuẩn bị xây đập Don Sahong, phía Lào nêu quan điểm rằng, đập thủy điện này không nằm trên dòng chính Mê Kông, do vậy, họ chỉ gửi thông báo đến các nước liên quan. Tuy nhiên, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ.
Sau đó, Lào mới thừa nhận, đập thủy điện này nằm trên dòng chính Mê Kông, và thực hiện các bước theo quy trình của PNPCA - đây là thủ tục nằm trong Hiệp định Mê Kông 1995, yêu cầu các quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mê Kông cùng nhau xem xét các dự án được đề xuất phát triển trên dòng chính Mê Kông, nhằm đạt được sự đồng thuận về việc có hoặc không tiến hành các dự án, và các điều kiện khi triển khai.
Hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, để chuẩn bị bước vào tham vấn dự án thủy điện Don Sahong. Hôm nay (ngày 22.8), hội thảo sẽ diễn ra phiên thứ 2, với các đại biểu tham dự sẽ có những nông dân sản xuất giỏi vùng ĐBSCL - những người sẽ chịu tác động trực tiếp từ các dự án thủy điện trên dòng chính Mê Kông
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)