Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Làng nghề Thuận Nghĩa hối hả phục vụ Tết
(09:07:32 AM 08/01/2014)( Ảnh minh họa )
Anh Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa vui vẻ cho biết: Làng trồng rau Thuận Nghĩa đã có từ lâu đời. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho những cánh đồng phù sa màu mỡ, trải dài hàng km phía Bắc của sông Kôn. Khí hậu thuận lợi và quanh năm mạch nước ngầm dồi dào là những nhân tố hội tụ cho nghề trồng rau ở Thuận Nghĩa ngày càng phát triển. Đến nay, tổng diện tích trồng rau của Hợp tác xã là hơn 36 ha, với 320 hộ chuyên canh quanh năm. Bình quân mỗi năm Hợp tác xã cung ứng khoảng 180 tấn rau, quả xanh cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ nay đến Tết, Hợp tác xã sẽ cung ứng cho thị trường khoảng hơn 50 tấn rau, quả sạch các loại.
Để khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, từ năm 2010 đến nay, làng rau truyền thống Thuận Nghĩa đã được Chương trình phát triển sinh kế nông thôn tỉnh chọn là một trong 2 địa phương thực hiện dự án phát triển rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.
Dự án đã triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn công nghệ canh tác, hỗ trợ kinh phí tập huấn, xây dựng mô hình mẫu và đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc, bảo quản rau theo qui trình sạch, tránh các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến môi trường, sản phẩm và có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chương trình đã hỗ trợ kinh phí gần 500 triệu đồng, giúp bà con xây cọc bê tông và lưới che theo phướng thức trồng rau gần như trong nhà bạt… góp phần phòng chống sâu bệnh, nắng nóng hoặc mưa lớn gây hại cho rau.
Từ hỗ trợ của dự án, đến nay Thuận Nghĩa đã thành lập được 3 nhóm canh tác rau sạch với tổng diện tích trên 6 ha; tăng 1,5 ha so với năm 2013. Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa đã xây dựng một nhà sơ chế, đóng gói, có nhãn mác ghi rõ xuất xứ hàng hóa và bảo quản sản phẩm trước khi vận chuyển đưa đến các siêu thị và trung tâm thương mại lớn.
Bà Đào Thị Lai - một nông dân đã triển khai trồng rau sạch chia sẻ: Chi phí sản xuất rau, quả sạch nhiều hơn, giá bán cao hơn nhưng lợi ích lớn nhất của người sản xuất và tiêu dùng là bảo đảm được sức khỏe. Vì vậy, dần dần bà con sẽ hiểu và chuyển đổi sang canh tác trồng rau sạch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)