Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 19/04/2025, 12:11:58 PM (GMT+7)
Chủ tịch Hương Khê: "Xả lũ như Hố Hô, dân giữ được mạng là tốt lắm rồi"
(14:25:50 PM 18/10/2016)(Tin Môi Trường) - Lãnh đạo thuỷ điện Hố Hô (Hà Tĩnh) khẳng định việc xả lũ ngày 14/10 là bắt buộc để đảm bảo an toàn đập, tuy nhiên Chủ tịch huyện Hương Khê cho rằng "xả như thế, người dân chạy thoát, giữ được tính mạng là tốt lắm rồi".
>> Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước >> Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam
Nhà máy thủy điện Hố Hô đang xả lũ. Ảnh: Đức Hùng
Ngày 17/10, đoàn công tác Bộ Công thương do ông Đỗ Đức Quân (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng làm Trưởng đoàn) đã đến nhà máy thủy điện Hố Hô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) làm việc và thực địa tình hình xả lũ.
Trước thông tin cho rằng nhà máy thuỷ điện xả lũ bất ngờ, gây bị động cho công tác ứng phó, thiệt hại cho nhân dân, ông Vũ Mạnh Hùng (Giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô) giải thích việc xả lũ là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn hồ đập.
Đến buổi làm việc muộn khoảng 30 phút do không được mời, ông Lê Ngọc Huấn (Chủ tịch UBND huyện Hương Khê) cho hay không nắm được thông tin đoàn công tác Bộ Công thương về làm việc, "lẽ ra Bộ về phải mời chính quyền địa phương các xã bị ảnh hưởng cùng dự để có ý kiến".
Nói về quy trình xả lũ của nhà máy thủy điện Hố Hô, ông Huấn cho rằng cấp huyện chưa nhận được thông báo của nhà máy ở thời điểm ngày 14/10, là ngày mưa lớn và thuỷ điện xả lũ lớn nhất.
"Với việc xả lũ như thế, người dân chạy thoát giữ được tính mạng là tốt lắm rồi. Nhiều người còn không kịp sơ tán tài sản, thiệt hại vô cùng lớn", ông Huấn nói.
Người đứng đầu huyện Hương Khê yêu cầu nhà máy thủy điện Hố Hô cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn với chính quyền trong việc xả lũ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, vì trong thực tế khi không mưa thì nhà máy tích nước để phát điện, khi mưa dư nước lại xả xuống hạ du ngập nhà dân.
Theo ông Vũ Mạnh Hùng, lúc 8h ngày 13/10, căn cứ các thông số tính toán được tại nhà máy và tin cảnh báo mưa lớn từ Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, ban lãnh đạo nhà máy đã gọi điện thoại thông báo sẽ chủ động điều tiết nước qua tràn. Lúc này mực nước lòng hồ đang ở cao trình 65,7-67 m (dưới mực nước chết), với lưu lượng về hồ từ 50m3/s đến 170m3/s và lưu lượng điều tiết qua tràn từ 50m3/s đến 500m3/s.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô. Ảnh: Đức Hùng
Lưu lượng trên không làm ảnh hưởng đến vùng hạ du của nhà máy thủy điện Hố Hô.
Giám đốc Hố Hô cho biết, từ 14h30 ngày 14/10, lượng nước về hồ tăng đột biến. Lúc này mực nước hồ đang ở cao trình 67-68m, lưu lượng về hồ từ 700m3/s đến 1.700m3/s, lưu lượng điều tiết qua tràn từ 630m3/s - 1.500m3/s.
"Đến18h30 cùng ngày, khu vực nhà máy có mưa to kéo dài kết hợp xả tràn đã gây sạt trượt mái cơ taluy và có nguy cơ sạt lở đất đá vào Trạm biến áp 35 kV, gây mất an toàn cho người và thiết bị nhà máy”, ông Hùng giải thích về việc xả lũ.
Ông Đỗ Đức Quân yêu cầu lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô trả lời một số thông tin về phương án phòng chống lụt bão cho hạ du. "Việc này có diễn tập không? Khi tăng lưu lượng xả vào ngày mưa lớn 14/10 có báo cáo chính quyền địa phương hay chưa?".
Đại diện Hố Hô thông tin phương án đảm bảo an toàn hồ đập thì có đặt ra các tình huống, hàng năm có diễn tập nội bộ, kết hợp thông tin liên lạc với địa phương, vận hành cửa van.
"Khi mưa bão có văn bản gửi đến địa phương, thông tin các xã. Việc điều chỉnh tăng lưu lượng xả ngày 14/10, thông tin bằng việc gọi điện thoại cho các chủ tịch xã, ai nghe, ai không nghe đều ghi rõ", đại diện nhà máy thủy điện Hố Hô nói.
Người dân bị cô lập do lũ ngập nóc nhà, phải đóng bè ở tạm chờ nước rút. Ảnh: Đức Hùng.
Trước đó, tại cuộc họp khẩn chiều 16/10, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã quyết định thành lập Tổ công tác điều tra việc xả lũ tại Nhà máy thuỷ điện Hố Hô.Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác Bộ Công thương cùng lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô đi thị sát, kiểm tra tình hình xả lũ. Sau thị sát, Đoàn công tác của Bộ Công thương thảo luận riêng để báo cáo lãnh đạo Bộ.
Nhà máy Thủy điện Hố Hô vận hành năm 2010 nhưng do bị trận lũ lịch sử năm 2010 tàn phá nên ngừng hoạt động đến đầu năm 2013 mới vận hành trở lại. Nhà máy có công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Sản lượng điện năm 2013 đạt 35 triệu kWh, năm 2014 đạt 19,7 triệu kWh, năm 2015 dự kiến 25,5 triệu kWh.
Theo VnExpress
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)