Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bộ Y tế "không cần" công bố dịch tay chân miệng
(16:00:49 PM 26/10/2011)Sau một thời gian dài báo chí lên tiếng về việc vì sao Bộ Y tế không công bố dịch TCM thì đây là những phát ngôn mới nhất của Bộ Y tế về tình hình dịch TCM đang bùng phát ở nước ta.
Với 77.895 trường hợp mắc và 137 ca tử vong, Bộ này vẫn quyết không công bố dịch trên phạm vi cả nước vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến du lịch, thông thương và nhiều mặt khác của xã hội. Nhưng cách hành xử như vậy liệu có thỏa đáng? Nếu không công bố dịch thì chí ít ngành y tế cũng phải khống chế được sự lan tràn của dịch TCM. Thế nhưng tính từ thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề xuất công bố dịch hồi giữa tháng 8 đến nay đã có thêm gần 46.000 ca mắc, 56 ca tử vong; dịch lan rộng ra cả phía Bắc và các tỉnh miền núi xa xôi. Phải chăng ngành y tế đang “đánh đổi” tính mạng con người, thờ ơ trước dịch bệnh?
Bệnh TCM ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.
Trong cuộc gặp báo chí hôm qua 25.10, bà Tiến thừa nhận: “VN có dịch TCM nhưng đang diễn tiến theo hình Parapol, lên đỉnh rồi sẽ giảm xuống. Các tỉnh không công bố dịch không có nghĩa là “mắc bệnh” thành tích mà dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát, Bộ vẫn có chỉ đạo chuyên môn sát sao cho các địa phương chống dịch. So với tỉ lệ mắc ở Nhật Bản 2,5 ca/1.000 dân và Singapore 3 ca/1.000 dân thì tỉ lệ mắc ở VN 1 ca/1.000 dân vẫn không phải là cao”?
Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) thì cho rằng: “Các nước trong khu vực và trên thế giới đều có số mắc TCM và tăng cao không riêng gì VN. Thông báo mới nhất của WHO đến ngày 24.10.2011 cho thấy vẫn chưa có quốc gia nào công bố dịch”.
Nhận định về tình hình dịch bệnh, TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay: “Theo chu kỳ dịch thì trong 1-2 tháng nữa, dịch sẽ giảm. Tuy nhiên, do không có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh nên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian tới”.
Với cách lý giải này thì rõ ràng Bộ Y tế chưa thể kiểm soát được dịch bệnh, chắc chắn số mắc và tử vong sẽ còn gia tăng. Các báo cáo trước đó của Cục Y tế dự phòng cho thấy mỗi tuần chỉ ghi nhận thêm khoảng 2.000 ca mắc nhưng trong tuần trước, số mắc đã lên gần 5.000 ca.
Vậy Bộ Y tế đang chờ đợi điều gì? Chờ các nước khác công bố thì Bộ Y tế VN mới công bố? Nếu như kỳ vọng giảm số mắc không thành hiện thực thì cần bao nhiêu trẻ chết oan nữa Bộ mới công bố dịch?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)