Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ sáu, 04/04/2025, 09:46:21 AM (GMT+7)
Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cực đoan vào mùa bão
(12:04:59 PM 13/04/2022)(Tin Môi Trường) - Nghiên cứu cho thấy ít nhất 400 người đã thiệt mạng trong loạt trận bão mạnh xảy ra 2 năm trước ở Trung Mỹ, Mỹ và Caribe với thiệt hại lên tới hàng chục tỷ USD.
>> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Siêu bão Ida mang theo mưa lớn và gió mạnh đổ bộ vào bang Louisiana, Mỹ ngày 29/8/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Biến đổi khí hậu làm mùa bão ở Bắc Đại Tây Dương trong năm 2020 khắc nghiệt hơn bao giờ hết với số các trận mưa cực lớn tăng 10%.
Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu mới công bố ngày 12/4.
Nghiên cứu cho thấy ít nhất 400 người đã thiệt mạng trong loạt trận bão mạnh xảy ra 2 năm trước ở Trung Mỹ, Mỹ và Caribe với thiệt hại lên tới hàng chục tỷ USD.
Các nhà khoa học ước tính rằng tình trạng ấm lên toàn cầu đang làm gia tăng cường độ và tần suất các cơn bão nhiệt đới lớn.
[Công nghệ mới nổi giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu]
Nghiên cứu đã phân tích so sánh lượng mưa thực tế ghi nhận trong các trận bão với lượng mưa được ước tính nếu không có ảnh hưởng của biển đổi khí hậu, với nhiệt độ tương tự như thời tiền công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hai hiện tượng dẫn đến lũ lụt: mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn và mưa dai dẳng trong thời gian dài.
Nhìn chung trong năm 2020, họ nhận thấy biến đổi khí hậu khiến lượng mưa trong 3 ngày tồi tệ nhất tăng 5% và tăng 10% trong 3 tiếng mưa dữ dội nhất.
Đối với những cơn bão có cường độ cao hơn, nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu còn rõ ràng hơn với lượng mưa tăng 8% trong 3 ngày tồi tệ nhất và 11% trong 3 tiếng khắc nghiệt nhất.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,1 độ C so với thời tiền công nghiệp, do tác động của hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ lượng khí phát thải từ hoạt động của con người.
Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng tình trạng ấm lên này đã khiến gia tăng lượng mưa trong các trận bão trước đây, trong đó có bão Irma và Harvey năm 2017, bão Dorian năm 2019.
Các nhà khoa học cho biết các nghiên cứu gần nhất cho thấy hiệu ứng tương tự có thể xảy ra ở các khu vực khác trên thế giới./.
(.Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bien-doi-khi-hau-lam-gia-tang-hien-tuong-mua-lu-cuc-doan-vao-mua-bao/783433.vnp)
(Nguồn:TTXVN/Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)