Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Cứu tinh của thời “khát” điện
(18:20:58 PM 18/06/2011)
Mô hình điện mặt trời
Bác sĩ Phạm Hồng Yên, Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết: qua hơn hai tuần đưa vào sử dụng, hệ thống điện mặt trời đã cung cấp được hơn 250kWh. Đây là nguồn điện sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống này sẽ cung cấp từ 450-600kWh/tháng, đảm bảo nguồn điện 24/24 giờ, giúp đơn vị thoát qua những cơn “khát” điện.
Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với quy mô hơn 100 giường bệnh, mỗi ngày có khoảng 400-500 người tới khám và chữa bệnh. Trong khi mùa nắng nguồn lưới điện quốc gia không ổn định và cắt định kỳ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám và chữa bệnh, thì hệ thống điện mặt trời là giải pháp ưu tiên để lãnh đạo thành phố và Ban giám đốc Trung tâm Y tế thành phố lựa chọn.
Mô hình “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” là một bước nhảy vọt của kỹ thuật điện mặt trời Việt Nam, không chỉ giúp cho việc hòa lưới điện quốc gia nhằm khai thác nguồn điện mặt trời siêu sạch tại chỗ, giảm chi phí điện năng mà còn tự động cung cấp nguồn độc lập khi lưới điện gặp sự cố, cắt điện định kỳ, điện chập chờn. “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” bảo đảm tính hiệu quả cho mọi kỹ thuật dịch vụ y học tiên tiến cũng như chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống điện mặt trời “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” có tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ 50%, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu tư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)