Trao đổi - Phản biện
Miếng dán thải độc có giải được độc?
(15:14:20 PM 05/06/2012)
Chỉ cần dán là... khỏe?
Hầu hết sản phẩm miếng dán thải độc đều đưa ra lý thuyết: “Chăm sóc bàn chân cũng là chăm sóc sức khỏe cho toàn thân”. Vì vậy muốn chữa hết bệnh cần “hút chất độc ra khỏi người qua gan bàn chân. Những miếng dán thải độc sẽ tác động lên các huyệt đạo ở bàn chân, từ đó hút hết các chất độc từ cơ thể. Sau 8 tiếng dán vào lòng gan bàn chân miếng dán sẽ chuyển qua màu đen, điều đó chứng tỏ chất độc đã được miếng dán hút ra”.
Những miếng dán thải độc hiện nay trên thị trường được quảng cáo “là một giải pháp khoa học thú vị để thải độc tố trong cơ thể”.
Thậm chí có loại miếng dán thải độc còn đưa ra những quảng cáo chi tiết: “Nếu có bệnh về gan thì miếng dán chuyển qua màu xanh lá cây, bệnh về tim và ruột non chuyển qua màu đỏ, bệnh về lá lách, dạ dày sẽ chuyển qua màu vàng, bệnh về phổi, ruột già chuyển qua màu trắng, bệnh về thận, bàng quang chuyển qua màu đen...”.
Các miếng dán này được quảng cáo có công dụng với hầu hết các bệnh: đái tháo đường, ung thư, tai biến mạch máu não, đau khớp, bệnh ngoài da, hen và thậm chí cả động kinh... Trong hội nghị bán hàng sản phẩm miếng dán K, người thuyết trình còn rao: “K là sản phẩm chăm sóc sức khỏe rất độc đáo ở chỗ không cần ăn, không cần uống, chỉ cần dán bên ngoài thông các huyệt đạo làm tinh sạch máu và các cơ quan nội tạng, nâng cao quá trình trao đổi chất, sức đề kháng...”!
“Chưa được chứng minh”
Những miếng dán thải độc này quảng cáo là được các cơ quan như SIRIM Malaysia, PSB Singapore, FDA Hoa Kỳ chứng nhận chất lượng nhưng chưa nhãn hiệu nào quảng cáo là có giấy phép của cơ quan y tế.
Lời lẽ quảng cáo của các loại miếng dán này nghe rất kêu, sử dụng tiện lợi nhưng hiệu quả vẫn còn là ẩn số. Bà N.T.M.D. (Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương) bị bệnh mề đay mãn tính, uống nhiều loại thuốc vẫn không chữa dứt bệnh. Sau khi được tiếp thị, bà D. liền mua một hộp miếng dán thải độc giá 800.000 đồng. Dùng hết một hộp (10 miếng) bà D. vẫn thấy căn bệnh mề đay không thuyên giảm. Thậm chí những cơn ngứa còn xảy ra dày đặc hơn do trong thời gian sử dụng miếng dán bà D. không uống thuốc bác sĩ đã kê.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Năm, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc, trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Lòng bàn chân đúng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, là nơi thể hiện các loại bệnh lý nên trong y học cổ truyền thường có những phương pháp tác động lên gan bàn chân như: day ấn, xoa bóp, bấm huyệt, dùng từ trường... để góp phần chữa bệnh.
Về việc đổi màu của miếng dán, theo bác sĩ Năm, có thể là kết quả của phản ứng giữa mồ hôi vùng da đó bị bít hơi một thời gian dài và một thành phần nào đó của miếng dán chứ không có chuyện chất độc của cơ thể làm miếng dán đổi màu. “Có thể một số người sau khi dùng miếng dán cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm hơn nhưng đó là do tác động của tâm lý người bệnh, còn về tác dụng thực tế vẫn chưa được chứng minh” - bác sĩ Năm cho biết.
Việc sử dụng miếng dán thải độc, bác sĩ Năm khuyên người dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm chưa được kiểm định và có nguồn gốc không rõ ràng. Không được nghe theo quảng cáo mà bỏ những loại thuốc đặc trị khiến bệnh tình có biến chứng nặng nề hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đạo đức của người quản gia
-
Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
-
Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
-
Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
-
Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
-
Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
-
Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
-
Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
-
Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)